Có rất nhiều cách chống thấm trần nhà bị nứt, tuy nhiên cách xử lý chống thấm trần nhà nào hiệu quả và tiết kiệm được chi phí tối đa lại là câu hỏi khiến nhiều gia chủ phải đau đầu?
Hãy cùng Chống thấm Wapoo tìm hiểu những cách làm chống thấm trần nhà tốt nhất trong bài viết này nhé.
1. Tại sao phải chống thấm trần nhà bị nứt
Trần nhà bị nứt là hiện tượng thường gặp, nhất là đối với những công trình lâu năm, thường xuyên chịu tác động của thời tiết thay đổi thất thường.
Trần nhà bị nứt và thấm nước là do một số nguyên nhân như sau:
1.1. Do móng nhà kém chất lượng
Nếu móng nhà thi công không đảm bảo kỹ thuật, dầm kém và ép cọc kém nên chủ sau thời gian ngắn là nhà sẽ sụt lún và gây nứt trần nhà.
1.2. Chất lượng bê tông không tốt
Chất lượng của bê tông không tốt, chất lượng của thép không đảm bảo thì chỉ sau một thời gian ngắn bê tông sẽ bị thấm nước và gây nứt gãy cổ trần.
1.3. Do quá tải
Việc định hướng kết cấu nhà sai lầm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ kết cấu của nhà gây nứt trần.
1.4. Do lớp vữa tô bị co ngót
Trong quá trình thi công, việc thợ trộn hồ không đều sẽ không liên kết với tường nhà rồi gây nứt.
1.5. Do sử dụng những vật liệu chống thấm trần nhà kém chất lượng
Nếu bạn dùng các vật liệu chống thấm trần nhà không tốt thì sau một thời gian ngắn, nước mưa sẽ chảy theo các khe nứt thấm vào trong nhà.
Gây ra hiện tượng ẩm mốc và thấm dột trần nhà.
1.5. Một số nguyên nhân khác
- Hệ thống thoát nước sân thượng kém khiến cho nước bị đọng lại sau những cơn mưa lớn
- Sự chênh lệch của nhiệt độ đột ngột cũng khiến cho trần nhà bị thấm dột (còn được gọi là sốc nhiệt bê tông).
- Việc đổ nối sàn bê tông mới với cũ không đảm bảo cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng thấm dột trần nhà.
Bởi lúc này vị trí thấm có thể xuất hiện ở khe tiếp giáp giữa bề mặt bê tông mới với bề mặt bê tông cũ.
2. Các mức độ thấm dột trần nhà
Căn cứ vào mức độ thấm dột của trần nhà bê tông để gia chủ lựa chọn cách chống thấm trần nhà hiệu quả.
2.1. Trần nhà bê tông bị nứt và thấm dột từ trên mái
Trong trường hợp này, bạn nên sử dụng hỗn hợp cát, xi măng và chất chống thấm để tiến hành trám bít các vết nứt có độ dày từ 1cm trên máng xối.
Nếu đỉnh mái vẫn còn bị rò rỉ nước thì bạn có thể dùng những tấm tôn mỏng để lấp đầy những chỗ nứt không bị dội nước.
Hoặc gia chủ có thể đục thêm lỗ thoát nước trên máng xối để dòng nước có thể chảy đi dễ dàng sau những trận mưa lớn.
Cách khác là gia chủ có thể thay chiếc máng xối cạn đang dùng bằng một chiếc máng xối sâu hơn.
2.2. Trần nhà bê tông bị thấm dột ở mức độ vừa phải
Nếu trần nhà của bạn xuất hiện những vệt ố vàng, loang lổ và có các vết chân chim thì nên dùng các loại sơn chống thấm.
Đây là cách cách xử lý chống thấm trần nhà bị nứt tốt nhất lúc này vì sơn chống thấm thường khô rất nhanh chỉ sau một vài tiếng đồng hồ.
2.3. Trần nhà bị thấm dột nghiêm trọng
Những trần nhà bê tông bị thấm dột nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt của các gia đình.
Vì lúc này trần nhà không chỉ xuất hiện các vệt ố vàng, loang lổ mà nước còn chảy xuống thành từng giọt khiến tường nhà và sàn nhà luôn trong tình trạng ẩm ướt.
Điều bạn cần làm lúc này là dỡ bỏ lớp trần nhà đã bị thấm dột.
Sau đó phủ lớp vải thủy tinh và keo chống thấm lên bề mặt.
3. Các cách làm chống thấm trần nhà
Trên thực tế để chọn được loại vật liệu chống thấm trần nhà phù hợp với từng gia đình là việc khá khó khăn.
Để có được hiệu quả chống thấm tốt nhất, hãy cùng Chống thấm Wapoo tìm hiểu và đánh giá cẩn thận một số vật liệu chống thấm trần nhà phổ biến hiện nay nhé.
3.1. Cách xử lý chống thấm trần nhà bị nứt bằng keo chống thấm
Chắc hẳn bạn đã từng nghe qua những cách chống thấm trần nhà bị nứt bằng nhựa đường, bằng xi măng, keo chống thấm hay sơn chống thấm...
Cụ thể những cách này sẽ được tiến hành như thế nào, hãy tham khảo nội dung mà Chống thấm Wapoo chia sẻ bên dưới nhé.
Sử dụng keo chống thấm chuyên dụng là giải pháp chống thấm tối ưu dành cho tường nhà bị nứt với ưu điểm là an toàn và tiết kiệm chi phí tối đa.
Bạn có thể sử dụng keo chống thấm trần nhà chuyên dụng để bơm trực tiếp và trám vào các vết nứt.
Sau khi xử lý xong các vết nứt bạn mới có thể sử dụng kết hợp với các loại vật liệu chống thấm toàn diện.
Một số loại keo chống thấm phổ biến hiện nay là: Keo chống thấm AWS- 3000, AWS-6000, Keo Past gốc nhựa AROLPRO....
* Đánh giá hiệu quả của keo chống thấm trần nhà
Nói về cách làm chống thấm trần nhà bằng keo chống thấm chuyên dụng khá phổ biến hiện nay. Đặc tính của keo chống thấm trần nhà là chúng có khả năng co giãn và đàn hồi rất tốt.
Keo chống thấm trần nhà còn có khả năng giãn nở để phù hợp với tác động của thời tiết.
Từ đó giúp cho trần nhà bê tông không còn gặp phải tình trạng rạn nứt và mưa dột.
3.2. Cách chống thấm trần nhà bị nứt bằng vữa chống thấm
Vữa chống thấm là loại vật liệu có khả năng chống thấm tuyệt hảo.
Bạn có thể trộn vữa chống thấm với keo dán gạch hoặc hồ dầu xi măng. Điều này sẽ tạo được kết cấu công trình vững chắc với chất lượng đảm bảo.
* Đánh giá hiệu quả của vữa chống thấm
Vữa chống thấm có thể kết hợp với keo dán gạch hoặc bột chà ron nhằm tăng chất lượng cho công trình.
Đặc biệt, vữa chống thấm có khả năng chống thấm tối ưu cùng độ bám dính và độ đàn hồi cao.
Vữa chống thấm còn giúp ngăn chặn việc tạo ra các vết nứt trên sàn bê tông.
4. Cách chống thấm trần nhà bê tông từ A đến Z
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt cần thi công sao cho sạch sẽ
Để hiệu quả chống thấm tốt nhất thì công đoạn chuẩn bị bề mặt sạch sẽ là yếu tố vô cùng quan trọng.
Đặc biệt, đối với trần nhà bê tông sử dụng lâu năm sẽ bám rất nhiều bụi bẩn và rong rêu.
Do đó, điều đầu tiên của quá trình chống thấm, bạn cần đảm bảo bề mặt thi công phải sạch, không bị bám dầu mỡ và bụi bẩn.
Tiếp theo là việc thi công trực tiếp trên bề mặt bê tông.
Bước 2: Cách chống thấm trần nhà tốt nhất
Quét một lớp vữa mỏng lên bề mặt bê tông để có thể che lấp những vết rạn nứt một cách hiệu quả.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại vữa chống thấm và keo chống thấm chuyên dụng mà bạn có thể lựa chọn.
Sau đó, quét 2 lớp sơn hoặc vữa chống thấm lên bề mặt bê tông.
Lưu ý, nên đợi lớp thứ nhất khô sau đó mới quét tiếp lớp thứ 2 và lớp thứ 3.
Thông thường mỗi lớp sơn chống thấm cách nhau từ 2 - 4 tiếng đồng hồ.
Bước 3: Tiến hành thử nước và nghiệm thu công trình
Đợi các lớp chống thấm khô hẳn thì tiến hành thử nước để đánh giá hiệu quả chống thấm của công trình.
5. Các cách chống thấm chống thấm trần nhà khác
5.1. Cách chống thấm trần nhà bằng xi măng
Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến việc quét nước xi măng lên tường và sàn nhà để chống thấm.
Đúng vậy, dùng xi măng là cách làm chống thấm trần nhà được nhiều người áp dụng.
Các bước chống thấm trần nhà với xi măng được tiến hành như sau:
Bước 1: Dọn dẹp bề mặt chuẩn bị thi công để đảm bảo khô ráo và sạch sẽ.
Bước 2: Pha nước xi măng theo tỷ lệ: xi măng:cát = 1:3
Tiếp đến bạn hòa sơn chống thấm với nước theo tỷ lệ 1:3.
Sau đó bạn rót hỗn hợp thứ 2 vào hỗn hợp xi măng cát rồi trộn đều đến khi sệt lại.
Bước 3: Quét nước xi măng đều tay, có thể quét 2 lần để tăng khả năng chống thấm.
Bước 4: Bảo dưỡng sau khi thi công bằng việc che phủ sàn mái, trần nhà bằng ni lông.
5.2. Cách chống thấm ngược trần nhà
Chống thấm ngược là cách chống thấm dột trần nhà bên mặt trong - nơi không tiếp xúc trực tiếp với nguồn thấm.
Cách cách chống thấm trần nhà bị nứt này sẽ giúp hạn chế hiện tượng mao dẫn bên trong kết cấu của công trình.
Một số cách chống thấm trần nhà đang được sử dụng hiện nay là:
- Khoan lỗ và bơm dung dịch chống thấm vào bên trong lòng của trần nhà
- Sử dụng sơn chống thấm ngược chuyên dụng cho trần nhà
- Tạo lớp ngăn bề mặt sàn mái với nước bằng màng composite
5.3. Dùng sơn chống thấm ngược CTN+ cho trần nhà
5.3.1. Mô tả sản phẩm
- CTN+ là dạng hỗn hợp vữa chống thấm có thể khô bề mặt sau 24h ngay cả khi trát trên bề mặt tường bị ẩm.
Mục đích là tạo ra bề mặt luôn khô ráo cho phép thi công sơn như điều kiện bình thường
- CTN+ thường dùng làm chống thấm ngược trong nhà ở những vị trí bị ẩm mà không thể áp dụng các cách chống thấm thuận.
Sản phẩm này cũng được dùng trong trường hợp cần chống thấm ngay trên lớp vữa trát, bê tông bị ẩm.
5.3.2. Ưu điểm của Bột chống thấm ngược CTN+
- Giải quyết được bài toán chống thấm ngược cho trần nhà
- Giá cả phải chăng
- An toàn với sức khỏe
5.3.3. Cách xử lý chống thấm trần nhà bị nứt bằng bột chống thấm ngược CTN+
* Chuẩn bị bề mặt thi công
- Vệ sinh sạch sẽ bề mặt khỏi bụi bẩn dầu mỡ đồng thời tẩy bỏ những vị trí vữa thừa và bê tông yếu.
- Trát lớp vữa WP-CTN+ có độ dày tối thiểu 3mm lên vị trí bị ẩm.
- Tạo phẳng bề mặt để sau 24h thì khô và quét thêm 2 lớp chống thấm sàn để tăng khả năng chống áp lực nước, sau đó lót kiềm và phủ sơn mầu nếu cần.
5.4. Cách chống thấm trần nhà bằng nhựa đường
Nhựa đường tồn tại ở dạng chất bán rắn hoặc chất lỏng có màu đen và có độ nhớt cao.
Nhựa đường có mặt trong hầu hết các loại dầu thô và trong một số trầm tích tự nhiên với thành phần chính là bitum.
5.4.1. Ưu điểm của cách chống thấm trần nhà bị nứt bằng nhựa đường
- An toàn, có tuổi thọ cao
- Cách chống thấm trần nhà bằng nhựa đường có khả năng bám dính cao
- Độ đàn hồi và tính dẻo dai cao
- Chịu được áp lực lớn của nước
- Khả năng chống thấm và trám bít các vết nứt, khe hở rất tốt
5.4.2. Cách chống thấm trần nhà hiệu quả bằng nhựa đường
Bước 1: Vệ sinh sạch bề mặt cần chống thấm
Cần đảm bảo bề mặt bê tông phải khô, sạch và bằng phẳng, không có vật sắc nhọn.
Bước 2: Đun sôi nhựa đường và pha thêm dầu DO để tăng hiệu quả chống thấm.
Dùng con lăn để quét nhựa đường lên bề mặt sàn mái. Sử dụng một lớp lót Asphalt primer (ASTM 41) để quét lên bề mặt sàn mái.
Lưu ý: Cách xử lý chống thấm trần nhà bị nứt bằng nhựa đường nên làm vào buổi trưa nắng gắt sẽ đảm bảo hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, cần phủ bạt cho toàn bộ bề mặt sàn mái để tránh mưa đột ngột trong khi chưa quét thêm dầu hắc.
>>>Xem ngay: Cách chống thấm bằng nhựa đường từ A đến Z
5.6. Cách chống thấm trần nhà cũ và mới bằng WP - Bitsun
5.6.1. Mô tả sản phẩm
WP-BITSUN là chất chống thấm gốc Bitum dạng nhũ tương có chứa thành phần hydrocacbon và các dẫn xuất của chúng.
- WP - Bitsun sẽ kết hợp với một số khoáng chất và tăng cường thêm polymer nhằm tối ưu hóa khả năng chống thấm và tính đa dụng của sản phẩm.
- Có màu nâu đen, khi khô hoàn toàn sẽ có màu đen;
- WP - Bitsun là chất kết dính tốt không thấm nước
5.6.2. Quy trình thi công chống thấm WP - Bitsun
Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt, loại bỏ hết bụi bẩn, cát vữa thừa trên bề mặt
- Tạo ẩm bề mặt ở mức bão hòa
* Bước 2: Thi công
- Lớp đầu tiên là lớp kết nối (hay còn gọi là lớp lót) thì nên pha thêm nước từ 70 – 100%, dùng máy khuấy kỹ lên rồi đổ lên sàn và dùng chổi bản to (hoặc bàn cào) để quét.
- Quét vuông góc để sơn chống thấm trần nhà thẩm thấu vào các khe kẽ và mao mạch.
- Lớp 2+3: Dùng nguyên chất không pha nước, quét như bước 1. Các lớp cách nhau 2h.
*** Định mức thi công chuẩn: 12m2/thùng 18kg /3 lớp
>>>Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết sản phẩm Chống thấm gốc bitum WP - Bitsun Ở ĐÂY
5.7.Cách chống thấm cổ trần nhà
Cách làm chống thấm trần nhà, xử lý cổ trần bị nứt không chỉ ở những ngôi nhà cũ mà còn ở những ngôi nhà mới xây.
5.7.1. Đối với những công trình có vết nứt nhỏ
Nếu như tường sơn chỉ có những vết chân chim, không ăn sâu vào tường thì cách xử lý cũng không quá khó khăn.
Gia chủ chỉ cần sử dụng keo trám vết nứt tường.
Đây là một trong những cách xử lý chống thấm trần nhà bị nứt hiệu quả dành cho khe nứt nhỏ và chạy thành rãnh.
Cách xử lý chống thấm trần nhà bị nứt diễn ra như sau:
- Tiến hành đục rộng và sâu từ 3 - 4 cm xung quanh các vị trí vết nứt trên tường.
- Xịt và rửa vết nứt một cách sạch sẽ
- Dùng keo chống thấm trét kín vết nứt
- Phủ chất chống thấm co giãn để tạo màng chống thấm trên bề mặt sàn mái
5.7.2. Trường hợp vết nứt lớn
Các vết nứt tường lớn luôn là điều khiến mọi gia chủ phải đau đầu. Những vết nứt lớn cần được xử lý nhanh chóng vì những vết nứt này sẽ nhanh chóng lan rộng trong thời gian ngắn.
Bạn có thể xử lý cho những khu vực tường xung quanh cũng bị nứt.
Cách thực hiện như sau:
Bước 1: Sử dụng vữa để trám vào các vết nứt và lỗ hổng lớn.
Bước 2: Sau đó làm phẳng bề mặt bằng loại bột trét chuyên dụng dành cho những vị trí bị nứt lớn, nhất là ở các những vị trí sơn tường ngoài trời
Chú ý: không nên để tường quá khô và nên giữ độ ẩm cho tường khoảng 16% để tăng hiệu quả chống thấm
- Tiếp tục phủ lên bề mặt sàn mái một lớp sơn lót kháng kiềm
- Chờ cho sơn khô rồi phủ lên trên từ 1 - 2 lớp sơn chống thấm lên trên.
Đối với những trường hợp vết nứt quá sâu, gia chủ cần chú ý phải có cách chống thấm trần nhà bị nứt đúng kỹ thuật.
Tốt nhất là nên tìm hiểu cách làm chống thấm trần nhà chuẩn để xem mình có tự xử lý được hay không.
Nếu như bạn không có đủ chuyên môn thì tốt nhất nên thuê thợ chống thấm chuyên nghiệp để xử lý.
Trong trường hợp, vết nứt ở mép sàn hoặc cửa sổ thì chỉ cần bơm keo chống thấm vào là được.
Tuy nhiên cần có thêm thao tác đục lấy đà lanh tô rồi thay loại đà dài hơn.
Lời kết:
Trên đây, Chống thấm Wapoo vừa chia sẻ cho bạn những cách chống thấm vết nứt trần nhà hiệu quả nhất hiện nay.
Hy vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi vừa đề cập sẽ giúp bạn tìm được cách chống thấm trần nhà hiệu quả và tiết kiệm.
>>>Xem thêm: Dịch vụ chống thấm dột trần nhà Hà Nội uy tín