Rất nhiều người thắc mắc nhựa đường có chống thấm được không hay có nên chống thấm bằng nhựa đường? Trong bài viết này, Chống thấm WAPOO sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc xung quanh việc nhựa đường chống thấm và cách chống thấm sân thượng bằng nhựa đường từ A đến Z.
1. Nhựa đường có chống thấm được không?
Mỗi khi mùa mưa đến, nhiều gia đình lại canh cánh nỗi lo nhà bị thấm dột. Cũng bởi lý do khi xây nhà, nhiều hộ gia đình không chú trọng đến vấn đề chống thấm cho nhà ở.
Vì vậy mà khi có mưa kéo dài, nhà dễ bị thấm nước dẫn đến tình trạng tường bị ẩm mốc, vữa tường bong tróc, loang lổ rất mất thẩm mỹ.
Muốn tình trạng này không xảy ra, tốt nhất bạn nên nhanh chóng xử lý chống thấm cho ngôi nhà của mình.
Một cách rất hiệu quả được nhiều người áp dụng đó chính là chống thấm trần nhà bằng nhựa đường.
1.1. Chống thấm nhựa đường là gì
Nhựa đường có màu đen và có độ nhớt cao, tồn tại dưới dạng lỏng hoặc chất bán rắn. Nhựa đường có mặt trong hầu hết các loại dầu thô hoặc một số trầm tích tự nhiên với thành phần chủ yếu là bitum.
Chính vì có bitum nên nhiều khi nhựa đường bị nhầm với hắc ín. Tuy nhiên, hắc ín lại có hàm lượng bitum thấp hơn và thường được sản xuất bằng phương pháp chưng cất.
Từ lâu, người ta đã sử dụng nhựa đường vào việc chống thấm cho nhà ở. Không chỉ chống thấm cho nhà cao tầng mà ngay cả những ngôi nhà phố, nhà 2 tầng cũng sử dụng phương pháp này để chống thấm cho trần nhà hoặc mái nhà.
Theo chuyên gia trong ngành, chính chất bitum có trong nhựa đường đã giúp cho nó có khả năng chống thấm rất tốt.
Nhựa đường được tách ra từ dầu mỏ bằng công nghệ hiện đại mà không làm phá vỡ cấu trúc các phân tử có trong nó.
Vì vậy, màng chống thấm bằng nhựa đường có độ bám dính tốt, được gia cố thêm các lớp sợi và có hình dạng như những tấm trải.
Điều này giúp cho nhựa đường có thể chống thấm cho những bề mặt lớn, chịu được nhiệt độ cao và ma sát lớn như sân thượng, hầm nhà hay mái nhà.
1.2. Ưu điểm của cách chống thấm bằng nhựa đường
Có thể thấy, chống thấm bằng nhựa đường được rất nhiều người áp dụng bởi nó đảm bảo tính an toàn, hiệu quả và phù hợp với khí hậu của Việt Nam.
- Dùng nhựa đường chống thấm có khả năng bám dính mạnh trong điều kiện thời tiết và khí hậu của nước ta.
- Nhựa đường có tính dẻo dai cao và độ đàn hồi tốt
- Chịu được áp lực cao của nước
- Nhựa đường có khả năng trám bít các vết nứt và khe hở rất tốt
- Khả năng chống thấm bằng nhựa đường rất cao và an toàn với sức khỏe con người
- Dùng nhựa đường chống thấm bền vững với thời gian
2. Các vị trí nên chống thấm bằng nhựa đường
2.1. Chống thấm mái bằng nhựa đường
Vị trí đầu tiên có thể sử dụng nhựa đường chống thấm chính là mái nhà của bạn. Nhựa đường có tác dụng bảo vệ các lớp cấu tạo bên trong, dưới tác động của ánh sáng mặt trời như nhiệt độ, mưa gió và tia tử ngoại.
Vì vậy, nếu mái nhà của bạn đang gặp vấn đề thấm dột vào mùa mưa thì nên sử dụng nhựa đường để chống thấm thay vì mất nhiều tiền để sửa và thay mái mới.
2.2. Chống thấm sân thượng bằng nhựa đường
Sân thượng là nơi thường xuyên bị đọng nước dẫn đến tình trạng nước mưa ngấm xuống phía dưới, làm tường của bạn bị vàng ố, loang lổ rất mất thẩm mỹ.
Về lâu dài, tình trạng này còn khiến không gian bên trong của ngôi nhà trở nên ẩm mốc, bí bách và khó chịu.
Trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng nhựa đường để chống thấm cho sân thượng. cách chống thấm sân thượng bằng nhựa đường cực kỳ hiệu quả.
Tuy nhiên, nếu sân thượng của bạn không có lớp cách nhiệt thì bạn nên làm lớp trần có phủ vật liệu cách nhiệt ngay nhé.
Điều này có tác dụng rất tốt trong việc chống nóng vào mùa hè.
Bạn cũng nên tham khảo báo giá chống thấm sân thượng bằng nhựa đường của nhiều đơn vị khác nhau trước khi đưa ra quyết định lựa chọn đơn vị chống thấm nào nhé.
2.3. Chống thấm nhà vệ sinh bằng nhựa đường
Phần lớn nguyên nhân xảy ra thấm dột trong nhà vệ sinh đều do việc chống thấm không được gia chủ quan tâm ngay từ đầu hoặc do đội thợ thi công ở các vị trí cổ ống, chân tường nhà vệ sinh không kỹ càng.
Một trong những cách chống thấm nhà vệ sinh đạt được hiệu quả cao đó chính là chống thấm nhà vệ sinh bằng nhựa đường.
Dùng nhựa đường chống thấm nhà vệ sinh có nhiều ưu điểm vượt trội như: khả năng bám dính mạnh trong điều kiện thời tiết của Việt Nam.
Có độ đàn hồi tốt và tính dẻo dai cao, chịu được nhiều áp lực của nước.
Bên cạnh đó, khả năng trám bít các vết nứt và khe hở của nhựa đường cũng được nhiều người trong ngành xây dựng đánh giá cao.
Ngoài ra, tuổi thọ của phương pháp này khá cao và có tính bền vững với thời gian.
>>>Xem ngay: Biện pháp thi công xử lý chống thấm nhà vệ sinh
3. Các công đoạn chống thấm sân thượng bằng nhựa đường
Để thực hiện chống thấm bằng nhựa đường, bạn cần tiến hành theo các bước sau đây:
Bước 1: Vệ sinh bề mặt chống thấm bằng búi sắt, bàn chải sắt hoặc các thiết bị chuyên dụng khác.
Loại bỏ những nơi có vữa non hoặc yếu. Sau đó, thực hiện đục hình chữ V với độ sâu khoảng 2cm với những vết nét hoặc lỗ.
Trám bít các kẽ và khe giáp ranh bằng nhựa đường.
Bước 2: Nấu nhựa đường đến khi nóng chảy và quét lên toàn bộ bề mặt bằng con lăn. Bạn có thể pha thêm một lượng nhỏ dầu DO để thẩm thấu vào bề mặt bê tông được tốt hơn.
Chú ý: Thực hiện chống thấm trần nhà bằng nhựa đường vào lúc trưa nắng để có hiệu quả tốt nhất.
Bên cạnh đó, bạn cần phủ bạt cho toàn bộ bề mặt sàn sân thượng hoặc trần nhà để tránh mưa đột ngột trong khi đợi để quét dầu hắc lên bề mặt chống thấm.
4. Những lưu ý khi thi công chống thấm bằng nhựa đường
Thiết kế nhà dù chuẩn đến đâu đi chăng nữa nhưng trong quá trình sử dụng cũng không thể tránh khỏi những vấn đề thấm dột do mưa gió hoặc do các tác động từ bên ngoài.
Để quá trình dùng nhựa đường để chống thấm được hiệu quả, gia chủ cần lưu ý một số vấn đề như sau:
Bề mặt cần chống thấm phải được vệ sinh một cách sạch sẽ. Nếu bề mặt gồ ghề thì nên đục phẳng hoặc loại bỏ vữa non yếu trên bề mặt.
Nếu sử dụng tấm dán nhựa đường thì cần dán thẳng hàng và đảm bảo không cuốn nếp.
Các vạt bên liền kề và dán chồng lên nhau 10cm. Đối với vạt cuối cần dán chồng lên 15cm.
Tại các vị trí giao nhau giữa tường với sàn hoặc tường với trần nhà, phải dán lên tường 15cm.
Bên cạnh đó, cần gia cố những điểm yếu như cổ ống thoát nước, khe lún bằng lớp primer gốc nhựa đường.
Thi công chống thấm bằng nhựa đường trong thời tiết nắng nóng sẽ đạt hiệu quả cao nhất. Vì nhựa đường rất nhanh khô, nếu thi công trong điều kiện trời râm mát thì sẽ không đảm bảo khả năng chống thấm tốt.
Lời kết:
Trên đây, Chống thấm Wapoo vừa hướng dẫn bạn cách dùng nhựa đường để chống thấm cho sân thượng, mái nhà, nhà vệ sinh.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích về phương pháp chống thấm bằng nhựa đường.
>>>Xem thêm: Quy trình chống thấm sàn mái bị nứt