Dịch vụ chống thấm Wapoo uy tín - chuyên nghiệp xin kính chào quý khách hàng. Chúng tôi nhận chống thấm ở các hạng mục: chống thấm mái nhà, chống thấm tường, nhà vệ sinh...
Wapoo còn cung cấp các loại sơn chống thấm mái nhà chất lượng giúp chống thấm triệt để, tuổi thọ đến 20 năm. Gọi ngay đến số 0867 833 866 - 0346 833 866 để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí.
1. 3 nguyên nhân chính khiến mái nhà bị thấm dột
Sàn mái hay trần nhà là vị trí chịu tác động trực tiếp của ánh nắng và nước mưa. Các hiện tượng thấm dột, rêu mốc trên mái nhà là điều mà nhiều gia đình gặp phải.
Lúc này điều quan trọng nhất là bạn cần tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này sớm nhất.
Có thể nói mái nhà là bộ phận quan trọng nhất của một ngôi nhà. Nhiệm vụ của nó là bảo vệ và che chắn cho toàn bộ ngôi nhà.
Nếu phần mái được thiết kế không đúng kỹ thuật và quá trình thi công ẩu thì hậu quả thấm dột sau này rất khó khắc phục.
1.1. Không chấm thấm mái nhà ngay từ đầu
Nguyên nhân gây ra hiện tượng mái nhà bị thấm dột chủ yếu là do mái nhà không được chống thấm ngay từ đầu.
Nếu mái được đổ bê tông thì quá trình thi công vẫn chưa được xử lý chống thấm.
Trường hợp mái được lợp tôn thì rất có thể do đóng đinh hoặc bắt vít bị hở khiến cho phần giáp nối với tôn không được bịt kín bằng keo.
Mũ đinh và mái tôn bị hở nên khi trời mưa, nước chảy theo mũ đinh sau đó thấm dần vào bên trong.
Phần trần thạch cao vì thế cũng bị hư hỏng và ảnh hưởng đến toàn bộ nội thất của ngôi nhà.
1.2. Tạo hệ thống thoát nước tốt cho mái nhà
Để mái nhà thoát nước tốt, bạn cần tạo cho mái có độ dốc từ 1% - 3% về hướng mái nước. Các rãnh nước nằm ngang phải có độ dốc nhất định hướng về miệng ống thoát nước.
Các miệng ống nước phải có lưới che chắn cặn bẩn. Nếu ống vẫn thoát nước tốt, bạn nên xem lại mặt sàn có chỗ nào trũng hoặc đọng nước hay không?
Nếu có, tốt nhất nên lật các lớp gạch lát nền hoặc lớp vữa lót cho đến khi thấy sàn bê tông.
Lưu ý rằng, không bao giờ được dùng xi măng gắn lại các mạch vỡ xuất hiện trên bề mặt gạch lát vì chúng sẽ nhanh chóng bị nứt, gây ra hiện tượng thấm dột.
Gia chủ cần đục tẩy các lớp cho đến khi phần vữa bê tông hiện ra. Trước khi chuẩn bị chống thấm mái nhà, bạn cần bịt kín các vết nứt và khe hở.
Dùng xi măng pha với nước theo tỉ lệ thích hợp rồi dội xuống vết nứt. Biện pháp chống thấm mái nhà bị dột này tương tự như khi bảo dưỡng bê tông cho sàn mái. Mục đích của nó là giúp cho xi măng ngấm vào các khe nứt và bịt kín vết nứt lại.
Nếu bê tông bị nứt vỡ nghiêm trọng, trần nhà bị thấm dột dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường, bạn cần trám vá bằng vữa xi măng lỏng.
Sau đó, dùng sơn chống thấm mái nhà phủ lên bề mặt vết nứt, làm rộng ra khoảng 1m2 xung quanh.
Mái nhà có bố trí bể nước hay trồng cây cảnh cần đặc biệt chú ý đến vấn đề chống thấm.
1.3. Nguyên tắc tạo ra lớp màng chống thấm ưu việt
Mỗi vật liệu chống thấm mái nhà lại có chức năng riêng nhưng nguyên tắc chung của chúng vẫn là tạo ra một lớp màng dày kín giúp ngăn cản sự thấm nước. Do vậy, lớp màng này cũng phải được vẻ lòng máng tường càng cao càng tốt để nước không thấm qua khe vữa.
Nếu mái nhà của bạn có diện tích lớn và tương đối bằng phẳng có thể sử dụng tấm lót chống thấm mái nhà. Đây là hỗn hợp của bitum polymer với màng vải gia cường, tạo nên bề ổn định và độ bề cho sản phẩm giúp chống lại thời tiết khắc nghiệt.
Khi thi công chống thấm mái nhà, cần trải tấm chống thấm lên chân tường ít nhất là 10 cm để nước không bị ngấm xuống.
Dùng đèn khò hơ nóng chảy mặt dưới tấm lót chống thấm mái nhà cho đến khi nhựa chảy ra là có thể thi công chống thấm nhanh chóng và tiện lợi.
2. Quy trình chống thấm mái nhà bằng các vật liệu chuyên dụng
2.1. Chống thấm tường, vách tường và len tường
Đôi khi, vết thấm dột trên tường lại nằm ở những vị trí đặc biệt như ở lưng chừng tường, cách quãng cũng khá đều nhau.
Lúc này, bạn có thể nghĩ ngay đến nguyên nhân là do những lỗ hổng mà thợ dùng để bắc giàn giáo thi công.
Những lỗ hổng này chỉ được bít gạch và trát lại vào giai đoạn cuối cùng của công trình bằng vữa có nhiều xi măng hơn là vữa trát thông thường.
Hai loại vữa có độ co ngót khác nhau nên khi thời tiết thay đổi, chúng bị tách ra tạo thành khe nứt.
Lúc này, nước theo các khe nứt và ngấm vào tường nhanh chóng. Để khắc phục, bạn phải đục bỏ lớp vữa trát dùng để trát lỗ giàn giáo cũ. Sau đó trộn vữa theo đúng tỷ lệ đã dùng để trát lại tường.
Tốt hơn hết là phải vá một khoảng rộng hơn vết nứt cũ để nước không bị ngấm qua tường gạch.
Sau đó, dùng hỗn hợp xi măng nước loãng để quét lên. Liên tục khuấy đều chổi vào nước xi măng để hỗn hợp quyện vào nhau trước khi quét.
Có thể pha thêm một chút sơn chống thấm mái nhà hoặc sơn tường. Quét hai nước cách nhau từ 2 - 4 giờ.
2.2. Các bước chống thấm mái nhà bằng vữa kết hợp với hóa chất chống thấm
Hiện nay, người ta thường quét xi măng lên mặt sau và mặt bên của tường nhà để bảo vệ những ngôi nhà chia lô.
Những ngôi nhà bị rêu mốc, loang lổ khiến bạn cảm thấy khó chịu và lo ngại nhà bị xuống cấp nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, lớp quét xi măng mỏng manh lại phải tiếp xúc thường xuyên với nắng gắt, mưa giông nên rễ bị rạn nứt.
Nước xi măng lại khó đồng nhất hơn nước vôi và dễ chìm xuống trong nước.
Khi quét, hạt xi măng rất khó thấm đều và khó bám dính hơn vôi. Mặt khác, dòng xi măng chỗ dày chỗ mỏng rất khó để quét đều.
Nếu quét lớp xi măng đặc thì xi măng sẽ bám dính tốt hơn nhưng lại tạo thành các vệt quét rõ rệt.
Nấm mốc thường xuất hiện ở các phào chỉ hay chi tiết đắp vữa. Thậm chí nhiều người đã hạn chế không đắp nhiều phào trên mặt đứng công trình vì sợ không giữ được sau những trận mưa rào.
2.3. Chống thấm mái nhà bằng sơn chống thấm WP - NEW PRO
Nhà mới trước khi sơn hoàn thiện cần được xử lý chống thấm ngay lập tức.
Đầu tiên, bạn cần vệ sinh bề mặt tường tạo độ phẳng và trám bí những khe hở. Sau đó, loại bỏ những phần kim loại thừa hay bê tông lồi lõm.
Sau đó, quét tiếp một lớp sơn chống thấm WP - New Pro có tác dụng chống thấm và chống ố lên bề mặt.
Quét các lớp tiếp theo khi lớp sơn trước đã khô.
Đối với nhà cũ cần xử lý chống thấm mái nhà, trước hết bạn cần làm sạch bề mặt và loại bỏ lớp sơn cũ.
Để tránh hiện tượng thấm dột, bạn cần dùng nước xi măng pha thật loãng để quét ít nhất 2 lần chứ không quét một nước xi măng đặc như nhiều đội thợ thường làm.
Vì thi công dưới trời nắng và điều kiện khó khăn (thợ phải đứng trên giàn giáo chênh vênh) nên nhiều đội thợ làm qua quýt để xong.
Bạn cần đôn đốc và nhắc nhở đội thợ liên tục khuấy đều chổi vào nước xi măng trước khi quét để đảm bảo khả năng chống thấm.
Sử dụng rulo hoặc chổi quét để lăn trực tiếp sơn chống thấm mái nhà WP - NEW PRO lên bề mặt cần chống thấm.
Đối với lớp đầu tiên, có thể pha thêm từ 5 - 10% nước để WP - NEW PRO thẩm thấu tốt trên bề mặt vật liệu.
Các lớp sau dùng trực tiếp sản phẩm cách nhau khoảng 2 giờ để lớp chống thấm trước khô.
Nên thi công tối thiểu 3 lớp sơn chống thấm mái nhà để đảm bảo khả năng chống thấm tối ưu.
>>>Xem thêm: Chi tiết sơn chống thấm mái nhà WP - NEW PRO
3. Một số vật liệu chống thấm mái nhà khác
3.1. Keo chống thấm mái nhà
Keo chống thấm là một trong những vật liệu phổ biến được sử dụng để chống thấm mái nhà. Vì thế mà thị trường keo chống thấm mái nhà có rất nhiều thương hiệu với muôn vàn chất lượng khác nhau.
Điều này làm cho nhiều quý khách hàng khó tìm cho mình được loại ưng ý. Một số loại keo chống thấm mái nhà có gốc polyurethane và chứa dung môi với độ chống thấm cao. Đặc biệt là khả năng che phủ các vết nứt tuyệt vời.
Đa phần các loại keo chống thấm mái nhà hiện nay thường dễ dàng thi công bằng chổi quét, rulo hoặc máy phun chuyên dụng.
Ngoài ra, chúng còn có khả năng chống tia UV và chống thấm hoàn hảo.
3.2. Màng chống thấm mái nhà
Màng chống thấm tự dính đang là vật liệu chống thấm mái nhà được nhiều người lựa chọn với những ưu điểm vượt trội như sau:
- An toàn và dễ thi công: Khác với các vật liệu chống thấm khác cần khò nóng hoặc sử dụng kỹ thuật phức tạp, màng chống thấm tự dính chỉ cần dán lên bề mặt cần xử lý chống thấm mái nhà mà không đòi hỏi kỹ thuật cao.
- Khả năng bám dính và độ đàn hồi tốt: Với tuổi thọ lên đến vài chục năm, màng chống thấm tự dính có độ đàn hồi rất cao và không dễ bị kháng xé.
- Tính ứng dụng cao: Màng chống thấm mái nhà có thể thi công ở các hạng mục công trình khác nhau như chống thấm dột cho mặt bằng bê tông, cho ao hồ hoặc bể bơi, chống thấm cầu đường, gia cố và bảo vệ tường chắn đất.
- Có nhiều sản phẩm đa dạng và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
4. Công ty chống thấm mái nhà bê tông uy tín tại Hà Nội
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều công ty dịch vụ chống thấm sàn mái nhưng không phải đơn vị nào cũng uy tín và hiệu quả.
Một trong những đơn vị chống thấm uy tín hàng đầu tại Hà Nội hiện nay là Chống thấm Wapoo.
Sở hữu đội ngũ kỹ sư và chuyên viên lành nghề, áp dụng công nghệ chống thấm mới với hàng ngàn dự án trên khắp cả nước.
Công ty chúng tôi cam kết:
- Khảo sát trực tiếp và tư vấn cho khách hàng về mức độ chống thấm dột miễn phí. Sau đó, đề xuất phương án và giải pháp chống thấm sao cho hiệu quả.
- Chi phí dịch vụ hợp lý và tiết kiệm tối đa cho khách hàng.
- Thi công dịch vụ chống thấm mái nhà nhanh chóng và đúng tiến độ.
- Quy trình chống thấm chuẩn với vật liệu chống thấm mái nhà đạt tiêu chuẩn
- Hiệu quả chống thấm lâu dài, bảo hành lên đến 20 năm.
Khi cần dịch vụ chống thấm mái nhà chuyên nghiệp và uy tín, quý khách hãy liên hệ ngay với công ty chúng tôi theo số điện thoại 0867 833 866 - 0346 833 866.
>>>Xem thêm: Quy trình chống thấm sàn mái bị nứt