Chống thấm mái bê tông | Chống thấm mái nhà bê tông

Đăng bởi Ánh Nguyệt vào lúc 16.12.2021

Sàn mái bê tông là vị trí dễ bị thấm nước nếu trong quá trình thi công không đúng kỹ thuật. Đây cũng là khu vực chịu tác động trực tiếp của mưa nắng và rất nhanh xuống cấp. Trong bài viết này, Chống thấm Wapoo sẽ chia sẻ cho bạn cách chống thấm mái bê tông hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất.

chống thấm mái bê tông

1. Nguyên nhân khiến mái bê tông bị thấm dột

Mái bê tông là nơi chịu nhiều tác động của thời tiết mưa nắng quanh năm. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng nứt sàn mái bê tông cốt thép và hình thành các vết nứt chạy dài khắp sân thượng.

Hậu quả là sau mỗi trận mưa, nước sẽ thấm vào góc tường, đọng nước và nhỏ giọt xuống trần nhà.

chống thấm mái bê tông

Nếu không có biện pháp chống thấm mái nhà bê tông một cách triệt để thì hàng loạt những vấn đề thấm dột và nguy cơ mất an toàn có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

2. Biện pháp thi công chống thấm mái bê tông bị nứt

Tùy vào sự cố và mức độ thấm dột của sàn mái mà có biện pháp thi công chống thấm sao cho phù hợp.

Để thực hiện chống thấm mái nhà bê tông đúng kỹ thuật và mang lại hiệu quả tốt nhất thì bạn cần thực hiện theo các bước dưới đây.

2.1. Bước 1: Chống thấm và xử lý vết nứt

- Tiến hành trám trét các vết nứt bằng vữa chống thấm

- Sau khi làm sạch các khe co giãn, ta tiến hành bơm keo chống thấm để xử lý các khe nứt

chống thấm mái bê tông

Xử lý xong các vết nứt, bạn có thể kiểm tra lại lần nữa nhằm đảm bảo các vị trí được xử lý một cách triệt để.

2.2. Bước 2: Chống thấm cho mái bê tông một cách tổng thể

- Thực hiện làm sạch, loại bỏ hết bụi bẩn và dầu mỡ trên sàn mái trước khi thi công.

- Thi công lớp lót

- Cho định mức vật liệu chống thấm mái bê tông theo đúng tỉ lệ. Tùy vào vật liệu thi công mà có hướng dẫn định mức trên vỏ thùng.

- Sử dụng máy phun sơn hoặc rulo lăn đều sơn chống thấm mái bê tông hoặc chất chống thấm lên mái bê tông.

- Lớp lót mỏng và lăn thật đều để đảm bảo phủ kín bề mặt bê tông.

chống thấm mái bê tông

Lớp chống thấm mái bê tông thứ nhất: sơn chống thấm với định mức 0,9kg/m2

Sau khi hoàn thành lớp lót, cần pha trộn sơn chống thấm mái bê tông với 5 % nước sạch. Sau đó, dùng máy khuấy cho đều và phun lên bề mặt cần chống thấm.

Khi phun xong lớp 1, sử dụng kết hợp với lưới thủy tinh hoặc vải gia cường ở các vị trí góc cạnh, hộp kỹ thuật.

Lớp 2: Thi công sơn chống thấm mái nhà bê tông với định mức 0,9kg/m2

Sau khi lớp chống thấm đầu tiên đã khô, có thể lăn hoặc phun lớp chống thấm thứ 2 với định mức tương tự.

Lớp 3: Thi công sơn chống thấm mái bê tông với định mức 0,5kg/m2

chống thấm mái bê tông

Sau khi lớp thứ 2 khô, bạn có thể phun lớp chống thấm thứ 3 để đảm bảo khả năng chống thấm tối ưu.

Bước 3: Cán vữa xi măng và san lấp mặt bằng

Để các lớp màng chống thấm được bền bỉ với thời gian, bạn có thể cán thêm một lớp vữa để nước được thu về hộp ống kỹ thuật. Chú ý tránh để nước đọng lại sau mỗi cơn mưa.

3. Vật liệu chống thấm mái bê tông

3.1. Keo chống thấm mái bê tông

Đối với các mặt bê tông sàn mái bị nứt, bạn cần sử dụng keo chuyên dụng hoặc loại keo được làm từ PU hoặc bitum. Dùng keo chống thấm bơm trực tiếp để trám vào các vết nứt. 

chống thấm mái bê tông

Sau khi xử lý xong, bạn có thể sử dụng đến các loại vật liệu chống thấm mái bê tông toàn diện.

Keo chống thấm mái bê tông có khả năng đàn hồi cao. Nhờ vậy, chúng có thể dùng để trám bít vết nứt trong thời gian dài.

Dưới tác động của thời tiết khắc nghiệt thì chúng có thể giãn nở và thay đổi sao cho phù hợp.

Như vậy, sàn mái bê tông mới không lo bị rạn nứt và thấm dột vào ngày nắng nóng hay mưa nhiều.

3.2. Cách chống thấm mái nhà bê tông bằng nhựa đường

Nhựa đường là vật liệu được đun nóng chảy với khả năng kết dính và thẩm thấu cực tốt.

chống thấm mái bê tông

Nhựa đường có khả năng tạo ra lớp màng dày dặn và ngăn nước sao cho triệt để.

Thời điểm lý tưởng nhất để bạn quét nhựa đường là sau khi dùng keo bít hết các vết nứt. Như vậy, chúng ta đã tạo ra một lớp chống thấm mái bê tông thật dày dặn.

Do đó, mọi vấn đề liên quan đến nước mưa không làm khó được sàn của sân thượng. Trong số các cách chống thấm mái bê tông thì đây là gợi ý đáng cân nhắc.

chống thấm mái bê tông

Nhựa đường có khả năng ngăn nước tối ưu, kết cấu lớp màng dày dặn cùng khả năng đàn hồi tối ưu.

Với cách chống thấm mái bê tông này, bạn có thể an tâm vì tuổi thọ chống thấm của nhựa đường lên đến hàng chục năm.

Phương án xử lý chống thấm mái bê tông thường dùng cho các công trình bị thấm dột nghiêm trọng.

4. Cách chống dột mái bê tông cho các kiểu mái nhà

4.1. Đối với mái nhà ngói hoặc mái tôn

Trường hợp dùng tôn hoặc ngói lợp nhà thì nguyên nhân dẫn đến thấm nước có thể do ngói bị vỡ, dấu đinh đóng hoặc tại các điểm mối nối bị thấm nước.

chống thấm mái bê tông

Để thực hiện chống thấm mái nhà dạng này, bạn chỉ cần chỉnh lại mái ngói hoặc dùng hỗn hợp cát, xi măng và phụ gia chống thấm khác rồi trét một lớp lên bề mặt để chống thấm dột là được.

Trong trường hợp mái tôn bị thấm dột thì dùng đinh vít đóng chặt vào để không cho nước thấm xuống bên dưới.

Ngoài ra, có thể kết hợp với sơn chống thấm để sơn lên chỗ đinh vít đóng lên mái tôn để chống thấm hiệu quả hơn.

chống thấm mái bê tông

4.2. Đối với nhà mái bằng

Thông thường thì mái bằng sẽ dễ bị thấm dột hơn. Trường hợp bị dột có thể do vật liệu làm mái có những chỗ nhỏ li ti mà mắt thường không nhìn thấy được. Vì vậy, sau một thời gian dài sử dụng, dưới tác động của thời tiết sẽ làm cho những lỗ này to ra và làm mái nhà của bạn bị thấm nước.

Trong trường hợp này, bạn có thể dùng sơn chống thấm để sơn qua chỗ trần nhà bị dột. Ưu điểm của sơn chống thấm mái nhà đó là thời gian khô nhanh và chống thấm nước hiệu quả.

chống thấm mái bê tông

5. Dùng sơn chống thấm mái bê tông hệ polyurethane WP - PU

WP - PU là hợp chất chống thấm dạng polyurethane 1 thành phần với các ưu điểm như sau:

5.1. Ưu điểm

- Kháng kiềm và chịu được axit

- Cường độ bám dính cao

- Khả năng kháng xé và đâm xuyên tốt

- Được dùng làm sơn màu phủ lộ thiên

- WP - PU nhanh khô

chống thấm mái bê tông

5.2. Hướng dẫn sử dụng sơn chống thấm mái nhà bê tông WP - PU

Vệ sinh sạch cát bụi và vữa thừa trên bề mặt. Sau đó tẩy sạch vết dầu mỡ, bụi bẩn nếu có.

Sản phẩm này không cần pha trộn với xi măng mà có thể dùng trực tiếp để chống thấm.

Cần thi công tối thiểu 2 lớp sơn chống thấm mái bê tông WP - PU để đảm bảo khả năng chống thấm.

Nên dùng kết hợp với vải gia cường hoặc lưới thủy tinh để tăng cường khả năng chống thấm.

chống thấm mái bê tông

>>>Xem thêm về Sơn chống thấm WP - PU TẠI ĐÂY

Lời kết:

Trên đây, chống thấm Wapoo vừa giới thiệu cho bạn cách chống thấm mái bê tông hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

Ngoài các vật liệu chống thấm mái bê tông mà chúng tôi vừa liệt kê, gia chủ cũng có thể sử dụng thêm nhiều loại vật liệu khác phù hợp nhu cầu và tình trạng của sàn mái

Về cơ bản mỗi loại vật liệu đều có ưu điểm và nhược điểm riêng biệt. Điều quan trọng là trong quá trình thi công, đội thợ cần làm đúng kỹ thuật và đúng định lượng thì mới đạt được hiệu quả chống thấm tối ưu.

chống thấm mái bê tông

Nếu bạn cần tư vấn thêm về chống thấm mái nhà bê tông, vui lòng gọi ngay cho chúng tôi theo số 0867 833 866 - 0346 833 866 để được tư vấn một cách tốt nhất.

>>>Xem thêm: 5 cách chống thấm sàn bê tông hiệu quả và tiết kiệm

Tags : chống thấm mái bê tông, chống thấm mái nhà bê tông, sơn chống thấm mái bê tông
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

chongthamwapoo
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn