Nhiều gia đình mất hàng chục triệu đồng để chống thấm nhà vệ sinh mà vẫn chưa hết thấm. Chống thấm Wapoo có 17 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này sẽ hướng dẫn bạn những cách làm chống thấm sàn nhà vệ sinh hiệu quả nhất hiện nay.
1. Những nguyên nhân khiến sàn nhà vệ sinh bị thấm
Nhà vệ sinh bị thấm dột và luôn trong tình trạng bị ẩm ướt, gây ra nhiều phiền toái và là môi trường cho vi khuẩn phát triển.
Chống thấm nhà vệ sinh là việc vô cùng quan trọng vì đây là nơi thường xuyên chứa nước và độ ẩm cao.
1.1. Tác hại của việc nhà vệ sinh bị thấm dột
Chống thấm nhà vệ sinh là một trong những hạng mục thi công khó và mất nhiều thời gian để xử lý.
Nhà vệ sinh của bạn sẽ xuất hiện những vệt ố vàng hoặc xỉn màu gây mất thẩm mỹ. Lâu dần những vết ố này còn bị bong tróc loang lổ xấu xí.
Tình trạng ẩm ướt khiến cho công trình nhanh bị xuống cấp và giảm tuổi thọ nhanh chóng.
Đặc biệt nếu không có cách làm chống thấm sàn nhà vệ sinh kịp thời sẽ dẫn tới sụt lún, gây nguy hiểm cho cả ngôi nhà.
Ngoài ra, không gian ẩm mốc lâu ngày khiến cho vi khuẩn sinh sôi, nảy nở.
Những loại vi khuẩn này sẽ phát triển và gây ra các bệnh liên quan đến đường hô hấp của con người.
1.2. Nguyên nhân gây thấm dột nhà vệ sinh
Những nguyên nhân chính gây ra tình trạng thấm dột nhà vệ sinh phải kể đến là:
1.2.1. Thi công không đúng kỹ thuật
Đầu tiên phải kể đến việc thợ thi công ẩu và thực hiện không đúng kỹ thuật dẫn đến hiện tượng sàn nhà bị thấm sau một thời gian sử dụng.
Có thể do nước xả bị tràn lên miệng ống thoát nước gây nên hiện tượng thấm nền nhà vệ sinh.
Cũng có thể do quy trình lắp đặt bồn cầu sai kỹ thuật gây ra tình trạng thấm nước.
Bên cạnh đó, nếu vị trí mạch gạch của nền nhà vệ sinh không được xử lý kỹ càng cũng sẽ bị bong ra, tạo thành các kẽ hở mỗi khi xả nước.
Nước đọng trên sàn nhà và thẩm thấu qua mạch gạch, thấm sâu xuống sàn bê tông.
1.2.2. Nước thấm từ khu vực này sang khu vực khác
Trong một số trường hợp, nước thấm từ sân thượng, sàn mái, tường nhà rồi tới nhà vệ sinh.
Nếu không có cách khắc phục sớm sẽ hình thành nên các vệt loang lổ, ố vàng và bong tróc trên tường nhà.
Ngoài ra, khu vực nhà vệ sinh thường xuyên tiếp xúc với nước.
Do đó, nếu hệ thống dẫn nước của bạn bị hỏng hóc hay rò rỉ cũng sẽ là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng thấm dột ở nhà vệ sinh.
Nếu như sớm có biện pháp chống thấm sàn nhà vệ sinh ngay từ đầu, bạn có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí.
Tuy nhiên, nhiều gia đình vẫn để đến khi có hiện tượng thấm dột mới bắt đầu có biện pháp xử lý chống thấm nhà vệ sinh.
2. Những cách làm chống thấm sàn nhà vệ sinh hiệu quả nhất
Có nhiều cách làm chống thấm nhà vệ sinh, từ lúc xây dựng cũng như sau khi gặp hiện tượng thấm dột.
Phương án tốt nhất và mang lại hiệu quả nhất là thi công chống thấm sàn nhà vệ sinh ngay từ khi xây dựng.
Điều này giúp gia chủ chống thấm lâu dài và tiết kiệm nhiều chi phí.
2.1. Dùng sơn chống thấm sàn nhà vệ sinh
Phương pháp sử dụng sơn chống thấm nhà vệ sinh ngày càng được sử dụng phổ biến trong thời gian gần đây.
Việc chống thấm bằng sơn được thi công đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả cao.
Có rất nhiều cách làm chống thấm nhà vệ sinh như sử dụng màng bitum, giấy dầu chống thấm... nhưng sử dụng sơn chống thấm sàn nhà vệ sinh lại là cách được nhiều người lựa chọn hơn cả.
Bởi sơn chống thấm nhà vệ sinh có nhiều ưu điểm như:
- Khả năng chống thấm nước và chống kiềm hóa rất tốt, độ bám dính cao
- Tiện lợi, dễ dàng sử dụng
- Không chứa các chất độc hại và an toàn với người sử dụng
Khi sử dụng sơn chống thấm sàn nhà vệ sinh, bạn cần đặc biệt chú ý đến khâu vệ sinh bề mặt và chọn một loại sơn chống thấm đảm bảo chất lượng.
Nếu sản phẩm kém chất lượng sẽ dẫn đến tình trạng công trình không đảm bảo khả năng chống thấm, dễ có mùi hôi, ẩm mốc sàn nhà.
Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây bệnh cho cả gia đình.
2.2. Cách chống thấm sàn nhà vệ sinh bằng màng khò nóng
Dùng màng khò nóng là cách làm chống thấm sàn nhà vệ sinh có hiệu quả dài lâu, thời gian thi công nhanh chóng.
Quy trình chống thấm sàn nhà vệ sinh bằng màng tự dính diễn ra như sau:
Bước 1: Vệ sinh bề mặt thi công, loại bỏ hết bụi bẩn và trám vá các vết nứt.
Bước 2: Dùng sơn chống thấm bitum dạng lỏng để quét giúp tạo lớp dính primer
Bước 3: Dán màng chống thấm gốc bitum
Bước 4: Thử nước và nghiệm thu
Cách chống thấm sàn nhà vệ sinh bằng màng khò nóng
Bước 1: Vệ sinh bề mặt cần thi công
Bước 2: Dùng đèn khò khí gas để làm nóng bề mặt sàn nhà vệ sinh
Bước 3: Quét lớp lót primer lên mặt sàn
Bước 4: Dùng máy khò nóng để đốt bề mặt tấm trải nhựa bitum chảy rồi dính xuống mặt sàn
Bước 5: Sau khi thi công dán màng khò nóng cần phải trải lớp xi măng cát để bảo vệ lớp chống thấm
Bước 6: Thử nước và nghiệm thu
2.3. Cách làm chống thấm sàn nhà vệ sinh bằng sơn chống thấm WP - Nano
Tiên phong trong lĩnh vực chống thấm, đến nay, sơn chống thấm sàn nhà vệ sinh WP - Nano đã trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều nhà thầu và thợ thi công trên khắp cả nước.
WP - Nano là loại sơn chống thấm có khả năng xử lý triệt để những vết thấm từ đơn giản đến phức tạp.
Ở nhiều bề mặt khác nhau từ trần nhà, sàn mái, sân thượng, nhà vệ sinh.
* Cách chống thấm sàn nhà vệ sinh bằng WP - Nano
Bước 1: Vệ sinh bề mặt thi công sạch sẽ, loại bỏ hết bụi bẩn, cát vữa thừa, các vết dầu mỡ, rạn nứt, tẩy bỏ vị trí kết cấu bị yếu, trám trét tạo phẳng bề mặt.
Sau đó tưới ẩm tới mức bão hòa.
Bước 2:
- Lớp 1: Pha thêm 30-50% nước tạo lớp kết nối và khuấy đều. Quét vuông góc để sơn thẩm thấu vào bề mặt sàn.
- Lớp 2+3: Dùng nguyên chất không pha nước và quét vuông góc như lớp 1. Mỗi lớp cách nhau 2h.
***Định mức: 20 - 25m2/thùng 17kg/ 3 lớp
Sau 7 ngày, tiến hành thử nước và nghiệm thu công trình. Đây là cách làm chống thấm sàn nhà vệ sinh đơn giản mà hiệu quả, được nhiều thợ chống thấm tin dùng.
>>>Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng sơn chống thấm sàn WP - NANO
2.4. Cách chống thấm sàn nhà vệ sinh bằng WP - PU
Bước 1: Vệ sinh sạch bụi cát và vữa thừa trên bề mặt. Sau đó xả nhám, tẩy sạch những vết dầu mỡ (nếu có), tạo ẩm bề mặt ở mức bão hòa.
Bước 2: Thi công
- Lớp 1 (lớp kết nối): Pha 1kg PU với 0,3 – 0,5 kg nước. Dùng chổi quét lên bề mặt trần thi công theo chiều vuông góc để sơn chống thấm sàn nhà vệ sinh WP - PU thẩm thấu kỹ vào bề mặt.
Sau 2h thi công lớp tiếp theo.
- Lớp 2 + 3: không pha nước, dùng PU nguyên chất. Mỗi lớp cách nhau 2h.
*** Định mức: 20m2/thùng 20kg/ 3 lớp
>>>Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng sơn chống thấm WP - PU
3. Một số cách chống thấm sàn vệ sinh khác
3.1. Cách chống thấm sàn nhà vệ sinh bằng sơn Epoxy
Sơn chống thấm Epoxy là loại sơn gốc nhựa epoxy có tác dụng làm giảm sự ăn mòn của bê tông.
Loại sơn này có khả năng tạo ra một lớp màng cứng có độ bám dính tuyệt vời và chống thấm nước cực tốt.
* Cách làm chống thấm sàn nhà vệ sinh bằng sơn Epoxy
Bước 1: Trước khi tiến hành chống thấm sàn nhà vệ sinh, bạn phải tiến hành xả nhám và chà sạch bề mặt cần chống thấm.
Bước 2: Sơn 2 lớp chống thấm gồm keo epoxy kết hợp với sơn chống thấm Epoxy.
Mỗi lớp sơn chống thấm phải cách nhau ít nhất 6 giờ.
Bước 3: sau 24 giờ, lớp sơn đã khô thì tiến hành sơn lót (thường là loại không màu).
3.2. Dùng keo chống thấm nhà vệ sinh
Keo chống thấm sàn nhà vệ sinh là hợp chất silicon có độ đàn hồi cao và khả năng chống chịu với thời tiết khắc nghiệt.
Cách làm chống thấm sàn nhà vệ sinh bằng keo chống thấm có ưu điểm là độ bền cao và khả năng bám dính tốt.
* Cách làm chống thấm nhà vệ sinh bằng keo chống thấm
Bước 1: Bắn keo
- Xác định vị trí trần nhà vệ sinh bị thấm dột
- Dùng máy bắn keo chống thấm vào những vị trí có đường nứt sàn
Bước 3: Tiến hành vệ sinh sạch sẽ bề mặt và lăn sơn hoàn thiện
- Sơn bả phủ hoàn thiện (nên chờ 7 ngày để keo chống thấm sàn nhà vệ sinh khô 100%)
Cách làm chống thấm sàn nhà vệ sinh này phù hợp với trần nhà vệ sinh bị thấm dột.
Do có nhiều cách làm chống thấm sàn nhà vệ sinh và vật liệu thi công khác nhau nên để được báo giá chính xác về dịch vụ chống thấm nhà vệ sinh, quý khách nên gọi đến đơn vị thi công chuyên nghiệp để được báo giá cụ thể.
Lời kết:
Tự hào là đơn vị sản xuất và kinh doanh các vật liệu chống thấm với 17 năm kinh nghiệm, Chống thấm Wapoo sẽ luôn mang đến cho quý khách những biện pháp chống thấm nhà vệ sinh tối ưu nhất với chi phí tốt nhất.
Mọi chi tiết, quý khách vui lòng gọi đến số 033.553.0290 - 0865.684.386 để được tư vấn cụ thể.
>>>Xem ngay: Cách chống thấm hộp kỹ thuật nhà vệ sinh