Có rất nhiều vật liệu dùng để chống thấm dột trần nhà. Trong đó, miếng dán chống thấm trần nhà được nhiều người ưa chuộng bởi tính tiện lợi và giá rẻ.
Vậy ưu điểm và nhược điểm của miếng chống thấm trần nhà là gì, hãy cùng Chống thấm Wapoo tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Những đặc tính vượt trội của miếng dán chống thấm trần nhà
Chống thấm dột bằng miếng chống thấm tự dính là kỹ thuật được nhiều nhà thầu lựa chọn trong thời gian gần đây.
Đặc biệt với những ưu điểm nổi bật, tin rằng vật liệu này vẫn là giải pháp tối ưu cho nhiều công trình của tương lai.
Miếng dán chống thấm trần nhà được tạo nên từ 3 bộ phận chính:
- Chất keo được làm từ các loại phụ gia đặc biệt, có khả năng kéo giãn trên mọi bề mặt, ngay cả trong môi trường nước. Không chứa các chất độc hại ảnh hưởng sức khỏe con người và môi trường xung quanh.
- Bề mặt nhôm: được làm từ hỗn hợp Aluminum, PE và một số phụ gia khác.
Bề mặt nhôm có tác dụng chống oxy hóa, chịu nhiệt, ngăn tia cực tím và bảo vệ lớp keo bên trên với độ dính lên đến 10 năm.
- Màng chống dính: có màu trắng đục, bảo vệ bề mặt keo và có thể tháo gỡ dễ dàng.
1.1. Ưu điểm của miếng dán chống thấm trần nhà
- Có thể thi công miếng dán chống thấm trần nhà trong điều kiện nhiệt độ thấp
- Miếng dán còn có khả năng bám dính tốt trên nhiều bề mặt khác nhau
- Chịu được thời tiết và kháng tia UV tốt
- Tự bám dính mà không đòi hỏi kỹ thuật cao
- An toàn, tiện lợi khi thi công vì không dùng đến nhiệt
- Có thể phủ lớp sơn lên trên mà không ảnh hưởng đến khả năng chống dính
- Chủng loại đa dạng và phong phú, đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng.
1.2. Nhược điểm của miếng dán chống thấm trần nhà
Chỉ sử dụng miếng dán chống thấm cho công trình nếu mức độ thấm dột không quá nghiêm trọng. Thấm dột chỉ xuất hiện rải rác ở những vị trí thi công do chất lượng chống thấm không tốt.
Nếu ở những phần thấm, dột nghiêm trọng, ảnh hưởng đến toàn bộ trần nhà thì bạn nên gọi đội thợ thi công uy tín và chuyên nghiệp để được tư vấn miễn phí.
>>>Xem thêm: Sơn chống thấm gốc dầu có tốt không
2. Tấm chống thấm tường và trần nhà
Các loại tấm chống thấm trần nhà trên thị trường hiện nay được thi công theo phương pháp khò nóng và có thể uốn dẻo được ở 0 độ C.
Đa số các tấm chống thấm tường và trần nhà đều có thành phần là gốc atactic polypropylene nhựa đường cải tiến, được gia cường thêm một lớp polyester.
Một mặt được phủ lớp polyethylene mỏng và một mặt được rắc cát để dễ dàng cho việc thi công.
2.1. Ứng dụng của tấm chống thấm trần nhà
+ Chống thấm và chống ẩm cho mặt tường ngoài của tầng hầm
+ Chống thấm cho tường chắn
+ Chống thấm cho trần nhà với lớp gạch bảo vệ
+ Chống thấm cho mái dưới lớp gạch bảo vệ
+ Chống thấm cho sân thượng và ban công dưới lớp gạch bảo vệ
2.2. Ưu điểm của tấm chống thấm tường và trần nhà
+ Chống lão hóa tốt
+ Chịu được tác động của thời tiết
+ Chịu được lựa căng và kháng xé rất tốt
+ Ngăn được hơi nước rất tốt
+ Độ ổn định kích thước siêu tốt
+ Có khả năng uốn dẻo tốt ở điều kiện nhiệt độ thấp
+ Dễ dàng thi công bằng phương pháp đèn khò
+ Tấm chống thấm trần nhà còn chịu được lực nén cơ học cao
+ Cần thi công với lớp kết nối phù hợp, bề mặt phẳng và đồng nhất
Ngoài tấm chống thấm tường và trần nhà, bạn còn có thể tham khảo thêm các sản phẩm tấm chống thấm sàn và tấm chống thấm sân thượng.
3. Bình xịt chống thấm trần nhà
Bình xịt chống thấm là sản phẩm được sản xuất dưới dạng sơn xịt, thành phần gồm các phân tử cao su non, nước sơn màu ở dạng sệt.
Sản phẩm này giống với chai xịt bình thường nhưng bên trong dung dịch có độ đàn hồi cao. Khả năng kết dính của sản phẩm rất tốt, kháng nước 100%.
3.1. Ưu điểm của bình xịt chống thấm trần nhà
- Mang lại hiệu quả nhanh chóng với độ bền cao, không để lại những khiếm khuyết trên bề mặt trần nhà
- Không bị lột thành mảng và không bị xơ cứng theo thời gian
- Tiết kiệm thời gian, chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, không mất quá nhiều thời gian đập đi sửa lại
- Sử dụng được trong nhiều môi trường khác nhau như ẩm ướt, nước, lạnh, dầu mỡ...
- Chi phí tiết kiệm, dễ dàng sử dụng cho những hạng mục công trình có diện tích nhỏ
3.2. Nhược điểm của bình xịt chống thấm trần nhà
Giá của bình xịt chống thấm sẽ đắt hơn so với một số sản phẩm chống thấm cùng loại như băng keo dán chống thấm, sơn chống thấm...
- Sản phẩm sẽ không phù hợp với những vị trí bị tổn hại nặng và trên diện tích rộng
3.3. Ứng dụng của bình xịt chống thấm trần nhà
- Che phủ các vết nứt và chỗ rò rỉ trên nhiều khu vực như: máng xối, bê tông, nhà xưởng, ống khói, nứt tường, nhà vệ sinh...
- Có khả năng bám dính trên nhiều bề mặt như: bê tông, tường nhà, nhựa PVC, xi măng...
- Khi màng khô có độ đàn hồi tốt và không thấm nước.
4. Các loại sơn chống thấm trần nhà trên thị trường
Các loại sơn chống thấm cho trần nhà hiện nay vừa giúp ngăn chặn tình trạng thấm dột từ trên xuống, từ ngoài vào trong đồng thời mang đến vẻ đẹp sang trọng và hiện đại cho không gian nội thất.
Hơn nữa, sơn chống thấm trần nhà còn rất dễ sử dụng, độ bám dính cao và khả năng chống kiềm hóa tốt.
Đặc biệt an toàn khi thi công vì không chứa các chất độc hại và khả năng chống thấm dài lâu.
- Ưu điểm của vật liệu này là độ bám dính bề mặt rất cao, giúp cho bề mặt dễ dàng vệ sinh hơn sau khi thi công.
- Bề mặt chống thấm cũng vô cùng linh hoạt nhờ khả năng giãn nở theo nhiệt độ của môi trường.
- Có khả năng bốc hơi nước và tránh ứ đọng nước gây ẩm mốc.
Lời kết:
Chống thấm Wapoo vừa giới thiệu cho bạn một số sản phẩm chống thấm trần nhà phổ biến trên thị trường hiện nay như: miếng dán chống thấm trần nhà, bình xịt chống thấm trần nhà, sơn chống thấm trần nhà...
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ sẽ giúp bạn lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất với gia đình mình.
>>>Xem thêm: Giá keo chống thấm trần nhà bê tông