Chống thấm là giải pháp hiệu quả nhất để nâng tầm giá trị và giữ gìn tuổi thọ cho công trình. Tuy nhiên, sử dụng phương pháp chống thấm gì và vật liệu nào để chống thấm luôn là câu hỏi khiến nhiều chủ nhà phân vân.
Bài viết sau đây, Chống thấm Wapoo sẽ trả lời cho câu hỏi chống thấm polyurethane có tốt không, keo pu chống thấm loại nào tốt. Hy vọng rằng, những thông tin này có thể giúp ích nhiều cho bạn.
1. Chống thấm polyurethane là gì
Polyurethane chống thấm là loại sơn chống thấm gốc PU hai thành phần. Chống thấm gốc polyurethane sử dụng vật liệu tạo màng urethane với thành phần chính là nhựa polyurethane có thể chống thấm từ trong bê tông hoặc từ bên ngoài vào.
Đây là dòng sơn có hệ lăn rulo (khoảng 0,03mm) và hệ đổ 1 - 5mm. Tùy vào hiện trạng công trình và nhu cầu của khách hàng để lựa chọn sản phẩm sơn chống thấm polyurethane sao cho phù hợp.
Với những công trình có sàn lộ thiên như sân thượng, tầng mái, bãi đỗ xe thì việc ứng dụng sơn chống thấm polyurethane sẽ mang lại hiệu quả cao và tăng tính thẩm mỹ cho công trình.
1.1. Ưu điểm vượt trội của sơn chống thấm gốc pu
Sơn chống thấm polyurethane có nhiều ưu điểm vượt trội như:
- Khả năng co giãn tốt nhờ có lớp màng đàn hồi cao, thích hợp với cả mặt giãn nở nhiệt hay nứt vỡ do kết cấu của công trình.
- Độ bám dính cao trên nhiều chất liệu khác nhau như gạch đá, hồ vữa và bê tông
- Chịu được sự khắc nghiệt của thời tiết nên khả năng lão hóa sẽ chậm hơn so với những vật liệu khác.
1.2. Ưu điểm của sơn chống thấm polyurethane
Polyurethane chống thấm thường được hình thành bằng phản ứng isocyanate với polyol. Kết hợp với công nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm đa dạng và ứng dụng nhiều trong thực tế như: sơn chống thấm polyurethane, bọt có độ đàn hồi cao, tấm cách nhiệt xốp cứng, các tấm đệm, lốp xe đàn hồi siêu bền và chất kết dính có hiệu suất cao...
Ưu điểm của chống thấm gốc polyurethane:
- Có khả năng kháng tia UV tốt
- Độ bám dính cực cao, có khả năng bám dính trên nhiều bề mặt khác nhau
- Tính đàn hồi của vật liệu rất tốt
- Chịu được nhiệt độ cao
- Có khả năng ngăn chặn rêu mốc hiệu quả
- Đảm bảo tính thẩm mỹ cao, màu sắc đa dạng và phù hợp với nhiều loại công trình khác nhau
- Sơn chống thấm polyurethane có khả năng chống thấm cực tốt và hiệu quả
1.3. Nhược điểm của vật liệu chống thấm polyurethane
Báo giá chống thấm gốc polyurethane tương đối cao
- Có nhiều yêu cầu về bề mặt cần chống thấm như: mặt sàn phải được vệ sinh một cách sạch sẽ. Nếu bê tông non thì phải gia cố thêm một lớp vữa ngăn ẩm hai thành phần.
Độ ẩm bề mặt phải đảm bảo dưới 5%.
- Độ bền của sản phẩm từ 5 - 7 năm tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
1.4. Có mấy loại sơn chống thấm polyurethane
Hiện nay polyurethane chống thấm gồm 2 loại:
- Sơn chống thấm polyurethane 1 thành phần: các hợp chất sẽ được tổng hợp sẵn trong một thùng, lon thành phẩm.
Bạn chỉ cần mở nắp là có thể sử dụng trực tiếp. Khi gặp không khí bên ngoài, hợp chất này sẽ phản ứng và lưu hóa.
- Sơn chống thấm pu 2 thành phần: hợp chất được tổng hợp trong hai đơn vị riêng biệt; khi thi công cần trộn đều các hợp chất này với nhau để tạo phản ứng đóng rắn để tăng cường liên kết hóa học.
1.5. Sơn chống thấm polyurethane dùng ở những vị trí nào là thích hợp nhất
Có thể sử dụng sơn chống thấm gốc polyurethane ở các vị trí sau:
- Bể bơi, bể chứa nước sinh hoạt, bể cá cảnh, bể xử lý chất thải...
- Khu vực sàn nhà vệ sinh, logia, ban công, sân thượng, sàn cầu thang máy...
2. Các loại vật liệu chống thấm gốc polyurethane
2.1. Keo PU chống thấm
Keo PU chống thấm ra đời đóng vai trò quan trọng như một giải pháp cho các vấn đề như rò rỉ và thấm dột trong các công trình xây dựng.
Đây là vật liệu polyurethane chống thấm có độ dính thấp và thi công khá đơn giản.
- Keo PU chống thấm có khả năng phân tán trong nước. Do vậy, nước không bị tồn đọng trong các khe nứt, dẫn đến tình trạng hư tổn chất tạo bột và gây thấm lần thứ 2.
- Keo chống thấm polyurethane có phản ứng nhanh, chỉ sau từ 5 - 10 phút tiếp xúc với nước sẽ nở phình to và sau khoảng 2 giờ đồng hồ sẽ khô lại.
- Keo PU chống thấm không bị co rút và khi đưa vào đường nứt sẽ hoàn toàn thẩm thấu vào các lỗ hổng.
Sản phẩm có khả năng trương nở tương đối cao, từ 10 - 15 lần nên đảm bảo hiệu quả chống thấm và tiết kiệm nguyên liệu.
Một điều đặc biệt của keo Pu chống thấm là sau khi mở nắp, sản phẩm không hề bị biến chất.
- Có khả năng chống axit và kháng kiềm nhẹ, ít chịu ảnh hưởng của nước biển
- Phần thừa của mặt thi công dễ dàng cắt bỏ
* Ứng dụng của keo polyurethane chống thấm
- Ngăn nước rò rỉ qua các khe nứt của bê tông, vữa, đường hầm và tường cọc
- Sản phẩm được bơm vào các khe hở để hạn chế hiện tượng rò rỉ trong ống ngầm hay bể nước thải.
2.2. Màng chống thấm polyurethane
Màng chống thấm gốc polyurethane là vật liệu đóng rắn bằng cách phản ứng với hơi ẩm trong không khí để tạo thành màng chống thấm có độ đàn hồi rất cao.
Sau thi công có khả năng tạo màng liên tục và không có mối nối. Đây là giải pháp chống thấm hiệu quả cho sàn mái ngoài trời.
Màng chống thấm polyurethane được chia thành các hệ như sau:
- Màng polyurethane hệ dung môi: có nhiều ưu điểm vượt trội và khả năng cơ lý tốt, khả năng kháng xé, đâm xuyên tốt
- Màng chống thấm polyurethane hệ nước: các tính chất cơ lý thấp hơn một chút nhưng lại thân thiện với môi trường và không gây mùi khó chịu.
- Các sản phẩm polyurethane chống thấm lai Acrylic hoặc lai bitum: Các sản phẩm dạng này được cải tiến tận dụng được ưu điểm của cả 2 dòng vật liệu phù hợp với nhiều mục đích sử dụng khác nhau.
Màng polyurethane chống thấm được ứng dụng hầu hết cho các hạng mục như sau:
- Chống thấm sàn mái, ban công, sân thượng, nhà xưởng và kho bãi
- Bể chứa nước ngầm, bể bơi, bể chứa nước thải
- Chống thấm nhà vệ sinh
- Xử lý các công trình mới xây và sửa chữa các kết cấu đã qua sử dụng
- Ứng dụng cho bê tông, giấy dầu, khối xây hay mái fibro xi măng...
2.3. Sơn chống thấm polyurethane WP - PU
2.3.1. Ưu điểm của sơn chống thấm gốc PU
WP - PU là hợp chất polymer dạng polyurethane 1 thành phần với ưu điểm vượt trội như:
- Cường độ bám dính rất cao
- Chống chịu axit, độ kháng kiềm cao, có thể làm nền kho chứa, bệnh viện hay sân thể thao
- Khả năng kháng xé, đâm xuyên rất tốt
- Có thể sử dụng làm sơn màu phủ lộ thiên và đi lại được trên bề mặt
- Thời gian khô nhanh, chỉ sau 1,5 giờ - 2 giờ
- Sử dụng được trên nhiều bề mặt vật liệu khác nhau
2.3.2. Hướng dẫn sử dụng sơn chống thấm polyurethane WP - PU
Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ bụi cát và vữa thừa trên bề mặt, xả nhám và tẩy sạch vết dầu mỡ (nếu có).
Bước 2: Dùng trực tiếp hóa chất chống thấm polyurethane WP - PU mà không cần pha trộn với xi măng.
Thi công polyurethane chống thấm tối thiểu 2 lớp bằng chổi quét, rulo hoặc máy phun sơn.
Ở những vị trí góc cạnh tường hoặc các đường nứt kéo dài thì nên kết hợp với vải gia cường hoặc lưới thủy tinh.
Có thể pha thêm từ 3 - 5% nước tùy vào thời tiết và mục đích sử dụng.
>>>Xem ngay: Chi tiết về sản phẩm polyurethane chống thấm WP - PU
3. Báo giá chống thấm polyurethane 2021, 2022
Từ các thông tin vừa tìm hiểu có thể thấy rằng mức độ đa dạng và phong phú của các sản phẩm chống thấm polyurethane trên thị trường hiện nay.
Với góc độ của đơn vị chuyên sản xuất và thi công chống thấm tại Việt Nam, Chống thấm Wapoo xin đưa ra báo giá chống thấm gốc polyurethane để quý khách hàng tham khảo.
Quý khách có thể gọi ngay đến số 0867 833 866 - 0346 833 866 để được báo giá chính xác.
Lưu ý: Các đơn giá trên đây chỉ mang tính chất tham khảo vì báo giá chống thấm gốc polyurethane có thể thay đổi theo thời gian và đơn vị phân phối.
Lời kết:
Với những thông tin mà Chống thấm Wapoo vừa chia sẻ cùng bạn đọc ở trên, phần nào có thể giải đáp thắc mắc của quý khách về chống thấm gốc pu là gì, chống thấm polyurethane có tốt không và các loại sơn chống thấm polyurethane trên thị trường hiện nay.
Nếu quý khách cần tư vấn hay hỗ trợ điều gì, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số điện thoại 0867 833 866 - 0346 833 866 để được tư vấn miễn phí.
>>>Xem thêm: 3 cách chống thấm cổ ống xuyên sàn triệt để