Hiện nay, keo chống thấm dột được sử dụng khá phổ biến trong các công trình công nghiệp và dân dụng. Vì vậy mà thị trường keo chống thấm tường nhà vô cùng đa dạng và phong phú.
Vì thị trường keo chống thấm có rất nhiều loại gây ra nhiều khó khăn cho khách hàng khi muốn lựa chọn sản phẩm ưng ý.
Nếu như bạn vẫn thắc mắc nên dùng loại vật liệu chống thấm tường nhà nào hiệu quả thì keo chống thấm chính là sự lựa chọn mà bạn không nên bỏ qua.
Hãy cùng Chống thấm Wapoo tìm hiểu về các loại keo chống thấm tường nhà qua bài viết sau đây nhé!
1. Dùng keo chống thấm tường nhà có tốt không?
Keo chống thấm tường là một sản phẩm quen thuộc được ưa chuộng trong ngành xây dựng.
Đây là loại vật liệu chống thấm tường nhà có tác dụng gia cố các vết nứt tường, nứt đường ống nước hay nứt sàn.
1.1. Keo chống thấm có cấu tạo như thế nào?
Keo chống thấm tường nhà là loại keo có tính bền chắc, đảm bảo độ bền, độ dẻo và độ dính nhất định.
Đặc biệt, sản phẩm này giúp ngăn chặn sự xâm nhập của nước. Vì được sản xuất trên dây chuyền hiện đại nên keo chống thấm được nhiều người ưa chuộng.
Đây là loại vật liệu chống thấm tường nhà có sự đàn hồi và độ kết dính cao.
Vì vậy chúng có thể dùng để chống thấm toàn bộ bề mặt hay gia cố các vết nứt trong thời gian dài mà không lo bị thấm nước.
Sản phẩm có thể thay đổi hoặc giãn nở dưới tác động của thời tiết và môi trường bên ngoài. Vì vậy, các vị trí trần nhà hoặc sàn nhà có thể sử dụng sản phẩm này để chống thấm.
Keo chống thấm tường nhà có độ bám dính cao với xi măng và bê tông. Sản phẩm này an toàn với sức khỏe con người và thân thiện với môi trường.
Để đảm bảo chất lượng của keo chống thấm, bạn nên tìm hiểu kỹ về sản phẩm và thương hiệu để mua được hàng chính hãng.
Một số sản phẩm keo chống thấm tường nhà được đánh giá cao trên thị trường hiện nay có thể kể đến là keo chống thấm AWS - 6000, Keo trương nở TC - 668...
1.2. Các trường hợp nên dùng keo chống thấm tường nhà
- Trám bít các vết nứt trên mái nhà bê tông
- Chống thấm khe nứt nẻ trên tường nhà
- Chống thấm vết nứt sàn mái, xử lý mỗi bắt vít bị gỉ, điểm tiếp giáp mái tôn với tường nhà
- Xử lý các mối hở của sắt và kim loại
- Dán các khe nứt của cửa sổ và sàn gỗ
2. Cách sử dụng keo chống thấm tường nhà chuẩn nhất
Keo chống thấm tường nhà là một sản phẩm cực kỳ quen thuộc và được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực xây dựng.
Keo chống thấm giúp gia cố các vết nứt tường, vết nứt sàn nhà hay vết nứt đường ống nước.
Sử dụng keo chống thấm tường nhà giúp chống thấm nước và hạn chế tình trạng nứt tường.
Để mang lại hiệu quả tốt nhất, bạn cần sử dụng keo chống thấm theo các cách sau đây:
2.1. Vệ sinh sạch sẽ bề mặt chống thấm, sau đó xác định vị trí bị nứt trước khi bơm keo PU.
Đây được coi là công đoạn vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả của keo chống thấm tường nhà.
Chính vì vậy, bạn cần làm sạch bề mặt tường nhà một cách kỹ càng bằng cách dùng máy hút bụi công nghiệp, chổi sắt và các dụng cụ chuyên dụng.
Ngoài ra, bạn cần pha trộn keo theo đúng tỷ lệ để giúp keo có khả năng bám dính và chống thấm tốt nhất.
2.2. Sử dụng mũi khoan 12 - 14mm khoan lỗ theo độ dày của bê tông với góc nghiêng 45 độ.
Khoảng cách giữa các lỗ khoảng từ 15 - 25cm.
2.3. Vệ sinh các lỗ vừa khoan bằng dụng cụ vệ sinh chuyên dụng
Lưu ý: Trong trường hợp những bức tường quá khô và dày có thể bơm một chút nước sạch vào khe nứt trước khi bơm keo PU để đạt được hiệu quả chống thấm tốt nhất.
2.4. Đặt đầu bơm keo vào trong lỗ đã được khoan sao cho đầu bơm nằm dưới bề mặt bê tông.
Nếu đầu bơm không thể sát vào trong lỗ, có thể dùng thiết bị vặn đai ốc ấn chặt đầu kim càng chặt càng tốt để chất chống thấm không bị tràn ra ngoài.
2.5. Sau khi đặt bơm keo xong, có thể dùng máy bơm áp lực cao vào cho đến khi thấy keo chống thấm tường nhà tràn ra bề mặt thì ngưng.
Sau khi thi công hoàn tất, hãy vệ sinh sạch sẽ nơi thi công. Sau đó tháo bỏ các đầu bơm và sử dụng chất trám để đắp vào các lỗ trống đã khoan sao cho hoàn chỉnh.
2.6. Kiểm tra lại khu vực đã phun keo chống thấm tường nhà
Sau khi sử dụng keo chống thấm xong, bạn hãy kiểm tra lại khu vực thi công để đảm bảo lớp keo đạt chất lượng.
Ngoài ra, trong quá trình sử dụng, bạn có thể kiểm tra thường xuyên chỗ dán keo để hạn chế tình trạng thấm dột.
3. Một số loại vật liệu chống thấm tường khác
3.1. Tấm chống thấm tường và sàn nhà
Hiện nay, tấm chống thấm tường và sàn nhà đang ngày càng được ưa chuộng bởi tính thẩm mỹ, tiện lợi và chất lượng mà nó mang lại.
Có nhiều loại tấm ốp tường nhà chống thấm khác nhau nhưng bạn có thể tham khảo một số loại mà chúng tôi giới thiệu ngay sau đây:
3.1.1. Tấm chống thấm tường nhà vân đá
Đây là sản phẩm được nhiều người yêu thích bởi nó có tạo hình giống vân đá tự nhiên, hết sức kì ảo và lạ mắt.
Tấm chống thấm tường nhà PVC vân đá được cấu tạo từ 4 lớp nén lại với nhau, bao gồm: lớp bảo vệ UV, lớp họa tiết vân đá, lớp nền và lớp PVC nguyên chất.
Mỗi lớp đều có chức năng riêng biệt nhằm đảm bảo chất lượng và thẩm mỹ cho sản phẩm.
3.1.2. Tấm chống thấm tường nano
Đây là một trong những vật liệu chống thấm tường được khá nhiều người sử dụng. Sản phẩm gồm có cấu tạo 7 lớp:
- Lớp cốt nhựa được làm chủ yếu từ bột đá, bột nhựa và các loại phụ gia khác. Lớp này có tác dụng cách âm và cách nhiệt vô cùng hiệu quả.
- Lớp màng keo dùng để tăng khả năng kết dính giữa cốt nhựa và màng film. Đây là lớp chịu được nhiệt độ cao và tác động hóa học trực tiếp
- Lớp màng phim dày nhất có thể lên tới 16 micro
- Lớp UV bao gồm lớp lót, lớp mặt và lớp đệm. Lớp UV có tác dụng tăng độ nét cho đường vân và chống trầy xước.
- Lớp phủ bóng giúp bảo vệ lớp UV, chống bám bụi và tăng cường độ sáng bóng.
3.1.3. Tấm chống thấm tường gỗ nhựa composite
Đây là loại tấm ốp tường được sử dụng phổ biến hiện nay.
Sản phẩm được làm từ nhựa PVC trộn với bột gỗ và nhiều loại phụ gia khác.
Tấm chống thấm tường gỗ nhựa composite không bị mối mọt và bay mùi, chống cháy và chịu được thời tiết khắc nghiệt.
Cùng với đó là chi phí bảo dưỡng thấp và thân thiện với môi trường giúp cho sản phẩm này luôn nằm trong top các sản phẩm được nhiều người sử dụng.
3.2. Màng chống thấm tường nhà
Màng chống thấm bitum là vật liệu chống thấm tường nhà có dạng tấm hoặc cuộn. Hợp chất cấu tạo nên sản phẩm này là polyme tổng hợp với hệ số chống thấm thấp.
Màng chống thấm bitum có ưu điểm là độ bền cao, có tuổi thọ lên đến hàng trăm năm.
Do vậy, sản phẩm này còn dùng để lót đáy các bãi rác, ngăn chặn rò rỉ chất thải gây ô nhiễm môi trường.
Bên cạnh đó, màng chống thấm tường nhà bitum còn có độ bám dính tốt, chịu được va đập mạnh. Đó là lý do vì sao nhiều công trình công nghiệp sử dụng vật liệu này để chống thấm.
3.3. Giấy dán chống thấm tường
Hiện nay, hàng loạt mẫu giấy dán tường ra đời giúp che đi những mảng tường ẩm mốc khá hiệu quả.
Một số phương án sử dụng giấy dán chống thấm tường được áp dụng như sau:
- Dùng decal dán tường
- Dán 2 lớp giấy dán tường
- Dùng xốp dán chống thấm tường nhà
- Dùng giấy dán tường có lỗ thông hơi
- Dùng ốp alu
Phương pháp dùng giấy dán chống thấm tường đem lại thẩm mỹ cao và giá thành rẻ nhưng lại chỉ có tính chất tạm thời.
Với những ngôi nhà bị thấm nhẹ thì bạn có thể sử dụng phương pháp này để che đi các vết nứt nẻ, loang màu hay thậm chí là bong tróc sơn tường.
Nhưng về lâu dài, vữa trát tường sẽ bị thấm ẩm gây hư hại cho công trình. Do đó, bạn vẫn phải áp dụng các biện pháp chống thấm hữu hiệu như dùng: sơn chống thấm tường nhà hay vữa chống thấm chuyên dụng mới mong có thể giải quyết dứt điểm tình trạng thấm dột.
Lời kết:
Trên đây, Chống thấm Wapoo vừa giới thiệu cho bạn các loại keo chống thấm tường nhà và một số loại vật liệu chống thấm khác.
Để tìm đúng nhà phân phối vật liệu chống thấm với tiêu chí: hiệu quả, chính hãng và giá thành hợp lý không phải là điều dễ dàng.
Giữa vô vàn các công ty, thương hiệu mọc lên như nấm hiện nay, rất khó để bạn có thể chọn cho mình vật liệu chống thấm tường nhà tốt nhất.
Với kinh nghiệm 15 năm trong lĩnh vực xây dựng, Chống thấm Wapoo sẽ cung cấp cho bạn những sản phẩm tốt nhất cùng dịch vụ chống thấm chuyên nghiệp và uy tín.
Gọi ngay đến số 0867 833 866 - 0346 833 866 để nhận được lời tư vấn chính xác nhất.
>>>Xem thêm: 3 cách chống thấm tường ngoài trời hiệu quả