Vật liệu chống thấm sân thượng tốt nhất hiện nay

Đăng bởi Ánh Nguyệt vào lúc 18.12.2021

Với đa phần công trình nhà ở có sân thượng hiện nay, nếu không có biện pháp chống thấm ngay từ đầu thì đến 99% là sẽ bị thấm dột. Tình trạng này nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Với kinh nghiệm gần 15 năm trong lĩnh vực xây dựng, Chống thấm Wapoo sẽ giới thiệu cho bạn top 5 những vật liệu chống thấm sân thượng tốt nhất hiện nay.

1. Những dấu hiệu nhận biết sân thượng đang bị thấm dột

Sân thượng có không gian thoáng mát nên rất thích hợp để ngồi hóng gió hoặc trồng cây. Hơn nữa, nhiều gia đình còn thiết kế thêm không gian xanh trên sân thượng để thư giãn và tận hưởng không khí trong lành.

Tuy nhiên điều này cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thấm dột tường và trần nhà.

vật liệu chống thấm sân thượng

Gần đây, có rất nhiều khách hàng gọi điện thoại đến cho Chống thấm Wapoo và nhờ tư vấn cách chống thấm sân thượng. 

Mong rằng với những tư vấn mà chuyên gia của Wapoo chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn khắc phục được tình trạng thấm dột sân thượng nhé!

1.1. Vì sao sân thượng bị thấm dột

Thiết kế sàn mái của sân thượng không đảm bảo tiêu chuẩn về độ dốc. Không có máng thoát nước khiến nước mưa bị trũng đọng lâu ngày và ngấm xuống trần nhà phía dưới.

Khi thi công chống thấm, nhiều hộ gia đình sử dụng vật liệu chống thấm sân thượng không đảm bảo chất lượng.

Điều này dẫn đến tình trạng màng chống thấm không có khả năng đàn hồi, rạn nứt và không đảm bảo hiệu quả chống thấm nước.

vật liệu chống thấm sân thượng

Ngoài ra, thi công sân thượng không đảm bảo kỹ thuật cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thấm dột sân thượng.

Vì thế bề mặt sân thượng nhanh chóng bị xuống cấp khiến cho nước mưa dễ dàng thấm qua.

Ống thoát nước bị tắc do rác, bùn đất tích tụ trong thời gian dài không được khai thông. Mặt khác, do sân thượng đã xây dựng lâu ngày, lại tiếp xúc trực tiếp với nắng gắt, mưa bão khiến nước thấm qua các khe nứt và gây ra tình trạng thấm dột.

1.2. Những tác hại của sân thượng bị thấm dột

- Ngôi nhà trở nên xuống cấp do thấm dột khiến kết cấu sắt thép bị rỉ sét do tiếp xúc lâu ngày với nước.

- Ảnh hưởng đến sinh hoạt của các thành viên trong gia đình

vật liệu chống thấm sân thượng

- Quan trọng nhất vẫn là sức khỏe của con người vì khi phải sống trong ngôi nhà có sân thượng bị thấm sẽ gây tâm lý hoang mang cho mọi người.

Không khí ẩm thấp ảnh hưởng đến hệ hô hấp của các thành viên trong gia đình.

- Tình trạng thấm dột còn làm mất mỹ quan của ngôi nhà vì bề mặt tường hay trần nhà sẽ xuất hiện các vết loang lổ, rêu mốc.

2. Vật liệu chống thấm sân thượng nào tốt nhất hiện nay

Nhằm mang lại hiệu quả chống thấm sân thượng cho các hộ gia đình hiện nay, Wapoo đã tổng hợp những vật liệu siêu chống thấm sân thượng được các nhà thầu và thợ thi công đánh giá cao.

2.1. Dùng keo chống thấm sân thượng

Các sản phẩm keo chống thấm sân thượng có khả năng tạo ra liên kết với bề mặt sàn để ngăn chặn tối đa tình trạng thấm nước. 

vật liệu chống thấm sân thượng

2.1.1. Ưu điểm của keo chống thấm sân thượng

Loại vật liệu chống thấm sân thượng này dễ dàng tương thích với các loại vật liệu khác. Với khả năng chống lại sự thẩm thấu của nước vào bề mặt vật liệu.

Sản phẩm giúp thi công chống thấm nhanh và hiệu quả lâu dài.

Trong trường hợp trần nhà của bạn mới chị xuất hiện thấm dột ở một vài chỗ thì sử dụng keo chống thấm sân thượng sẽ là biện pháp "chữa cháy" tốt nhất vào lúc này.

Để đạt được hiệu quả cao nhất, bạn nên lựa chọn loại keo chống thấm sân thượng gồm 4 lớp: màng bảo vệ bằng nhôm, hỗn hợp bitum, lớp gia cố chống bị kháng xé và lớp giấy tháo bỏ.

Khi sử dụng keo chống thấm hay bất kỳ vật liệu chống thấm sân thượng nào khác, bạn cần xử lý bề mặt sạch sẽ để không lẫn bụi bẩn và tạp chất.

vật liệu chống thấm sân thượng

2.1.2. Quy trình sử dụng keo chống thấm sân thượng

Bước 1: Đục bỏ lớp vữa trên bề mặt sàn sân thượng. Sau đó vệ sinh sạch sẽ bụi bẩn và rong rêu. 

Bước 2: Nếu bề mặt sân thượng có vết nứt thì phải dùng keo dán gạch hoặc vữa chống thấm trét vào các vết nứt.

Bước 3: Dùng chổi có đầu cọ cứng quét keo chống thấm sân thượng lên bề mặt sàn

Bước 4: Sau khi lớp keo khô hoàn toàn thì tiến hành cán một lớp vữa mới lên trên hoặc ốp lát sàn lại.

2.2. Hóa chất chống thấm sân thượng

Một số loại sơn chống thấm sân thượng được khách hàng ưu tiên sử dụng vì thi công nhanh và mang lại hiệu quả chống thấm cao.

Ví dụ như sơn chống thấm sân thượng WP - PU. Đây là một hợp chất dạng polyurethane một thành phần với nhiều ưu điểm:

vật liệu chống thấm sân thượng

2.2.1. Ưu điểm của sơn chống thấm sân thượng WP - PU

- Chịu được axit và độ kháng kiềm cao

- Bám dính siêu tốt

- Nhanh khô, chỉ sau 1,5 - 2h thi công

- Sử dụng làm sơn màu phủ lộ thiên

2.2.2. Quy trình thi công chống thấm sân thượng bằng WP - PU

Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ bụi cát và vữa thừa trên bề mặt. Sau đó xả nhám và tẩy sạch các vết dầu mỡ nếu có.

Bước 2: Dùng trực tiếp sơn WP - Pu lên bề mặt mà không cần pha trộn với bất kỳ phụ gia nào khác. 

vật liệu chống thấm sân thượng

Cần thi công tối thiểu hai lớp chống thấm để đạt được hiệu quả tối ưu. Có thể dùng với vải gia cường hoặc lưới thủy tinh để chống thấm ở các vị trí góc cạnh tường hoặc ở những đường nứt kéo dài.

>>>Xem thêm: Ứng dụng của sơn chống thấm WP - PU

2.3. Tấm chống thấm sân thượng

Tấm trải Bitum có thành phần chính là polyme tổng hợp, được thiết kế dưới dạng tấm cuộn.

Có 2 phương pháp chống thấm bằng tấm trải bitum mà bạn có thể tham khảo.

Phương pháp thứ nhất: Khò nóng

Trải từng tấm bitum xuống bề mặt sân thượng đã được vệ sinh sạch sẽ. Sau đó, sử dụng khò nóng để làm nóng chảy những tấm màng này cho chúng bám chặt vào bề mặt sân thượng.

Thao tác khò nóng cần được thực hiện nhanh chóng và đều tay. Nếu thấy xuất hiện bóng khí trên bề mặt phải dùng dao hoặc vật sắc nhọn đâm thủng để tạo độ phẳng.

vật liệu chống thấm sân thượng

Phương pháp 2: Thi công dán tấm chống thấm sàn mái

Phương pháp này cần kết hợp với khâu quét màng bitum. Theo đó, sau khi quét xong màng bitum, bạn có thể dán bề mặt ngang rồi đến thẳng đứng.

Quy cách dán tấm chống thấm cần tuân theo hướng dẫn mà nhà sản xuất đưa ra.

3. Một số vật liệu chống thấm sân thượng khác

Ngoài keo chống thấm sân thượng hay sơn chống thấm sân thượng, bạn vẫn có thể sử dụng các vật liệu khác để chống thấm khu vực này.

3.1. Phương pháp chống thấm sân thượng bằng nhựa đường

Cần đun nóng chảy nhựa đường để tăng cường khả năng thẩm thấu và kết dính. Nhựa đường cũng là vật liệu siêu chống thấm sân thượng được rất nhiều người sử dụng.

Biện pháp thi công chống thấm sân thượng bằng nhựa đường được tiến hành như sau:

Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt cần thi công, có thể sử dụng các dụng cụ như: búi sắt, búa dăm, mũi đục nhọn để đục sạch các lớp vữa hồ xi măng hay bê tông yếu để tạo độ bằng phẳng cho sàn sân thượng.

vật liệu chống thấm sân thượng

Bước 2: Đun sôi nhựa đường và pha thêm một ít dầu DO để tăng hiệu quả chống thấm. Quét 1 lớp lót để tăng khả năng bám dính.

Bước 3: Quét lớp nhựa đường lên bề mặt sân thượng

Chú ý: Nên thi công chống thấm sân thượng bằng nhựa đường vào buổi trưa nắng gắt để đảm bảo khả năng chống thấm hiệu quả nhất.

Cần chuẩn bị bạt để phủ lên toàn bộ bề mặt sàn, tránh mưa đột ngột khi chưa thể quét lớp dầu hắc.

3.2. Phương pháp chống thấm sân thượng bằng xi măng

Kết cấu của tường và sàn nhà thường được cấu tạo từ xi măng và hồ vữa. Bản chất của nó là các muối vô cơ ở dạng rắn. 

Nếu muốn vật liệu chống thấm sân thượng khác liên kết tốt với các hợp chất vô cơ thì cần có đầu gắn kết có bản chất gần giống với xi măng.

vật liệu chống thấm sân thượng

Vật liệu chống thấm sân thượng ở dạng dung dịch lỏng, có thể phản ứng đóng rắn với các chất có trong xi măng để tạo thành màng rắn. 

Một đầu gắn chặt với bề mặt xi măng nhờ có đặc tính tương đồng. Đầu còn lại kỵ nước nằm ở ngoài nhằm ngăn chặn sự thấm nước.

Nhờ vậy, nước không thể bám vào và len lỏi qua các bề mặt tường. 

3.3. Cách chống thấm sân thượng bằng lát gạch

Sân thượng là nơi thường xuyên tiếp xúc với nước mưa và nắng gắt nên gạch dễ bị phai màu, bong tróc. Đây cũng chính là lý do bạn cần chọn thương hiệu uy tín và chất lượng.

Loại gạch thường được sử dụng để lát sân thượng là gạch hoa hoặc gạch tráng men. Đây đều là những loại gạch có khả năng chống thấm nước tốt và chống bám bẩn.

Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả chống thấm thì bạn có thể điều chỉnh độ dốc sân thượng để giúp thoát nước khi gặp trời mưa.

Chỉ cần chọn được loại gạch có khả năng chống thấm tốt sẽ mang đến nét đẹp thẩm mỹ cho sân thượng nhà bạn.

vật liệu chống thấm sân thượng

3.4. Bạt chống thấm sân thượng

Bước 1: Nấu chảy nhựa đường rồi quét lên bề mặt cần thi công. Sau khi quét, cần đảm bảo nhựa đường được khô ráo.

Bước 2: Phơi nắng phủ bạt và tưới nước lên bạt 2 lần 1 ngày. Thực hiện công đoạn này liên tục trong vòng 2 ngày.

Bước 3: Tại vị trí khoét lỗ ống thoát nước, cần phủ bạt chống thấm HDPE và phủ lớp vữa lót gạch lên trên bạt

bước 4: Khoan thêm các lỗ thông hơi trên bề mặt trần. Việc này nhằm đảm bảo hơi nước từ trần nhà bốc lên sẽ đọng lại ở các lỗ khoan và ngăn chặn tình trạng thấm ngược từ bên trong.

vật liệu chống thấm sân thượng

Lời kết:

Trên đây, Chống thấm Wapoo đã chia sẻ và giới thiệu top 5 vật liệu chống thấm sân thượng phổ biến nhất hiện nay. 

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ sẽ mang đến cho bạn sự tư vấn tốt nhất.

Nếu có thắc mắc gì liên quan đến chống thấm dột nhà cửa, hãy gọi ngay đến số 0867 833 866 - 0346 833 866

Đội ngũ CSKH của Wapoo sẽ ngay lập tức tư vấn cho bạn.

>>>Xem ngay: Lưu ý khi chống thấm sân thượng đã lát gạch



 

Tags : vật liệu chống thấm sân thượng, keo chống thấm sân thượng, vật liệu siêu chống thấm sân thượng
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

chongthamwapoo
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn