Sự xuất hiện của hàng loạt các đơn vị dịch vụ chống thấm nhà vệ sinh đã giúp khách hàng có cơ hội những dịch vụ có mức giá cạnh tranh.
Một trong những đơn vị thi công xử lý chống thấm nhà vệ sinh uy tín nhất chính là Chống thấm Wapoo.
Hãy cùng chúng tôi tổng hợp những cách chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất hiện nay để xem vì sao khách hàng lại lựa chọn Wapoo nhiều đến như vậy.
1. Vì sao phải chống thấm nhà vệ sinh
Nhà vệ sinh là một trong những hạng mục cần được chống thấm đầu tiên khi xây dựng. Vì những lý do sau đây:
- Nhà vệ sinh là nơi tiếp xúc thường xuyên với nước, bao gồm cả việc tắm rửa và giặt giũ của con người. Nếu không biện pháp thi công chống thấm nhà vệ sinh kỹ lưỡng thì rất dễ gặp phải tình trạng thấm dột.
- Thấm dột không chỉ khiến cho công trình nhanh chóng xuống cấp mà còn xuất hiện rêu mốc và mùi hôi khó chịu. Vừa làm mất thẩm mỹ vừa tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh cho cơ thể.
- Xây dựng phương án chống thấm nhà vệ sinh ngay từ đầu sẽ giúp cho nhà vệ sinh của bạn luôn sạch đẹp và bền bỉ theo năm tháng.
Từ đó tiết kiệm được chi phí sửa chữa và trùng tu công trình.
2. Các cách chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả được sử dụng nhiều nhất hiện nay
Mùa mưa tới kéo theo nỗi lo của nhiều hộ gia đình về vấn đề chống thấm cho nhà ở, nhất là khu vực nhà vệ sinh.
Vì vậy mà mỗi khi có mưa kéo dài, nhà ở dễ thấm nước dẫn tới tình trạng thấm dột, gây bong tróc sơn và làm mất thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Muốn tình trạng này không xảy ra, tốt nhất là bạn nên xử lý chống thấm nhà vệ sinh ngay từ khi xây dựng.
Một trong những kỹ thuật chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả mà ít người biết tới đó là chống thấm nhà bằng nhựa đường.
2.1. Cách chống thấm nhà vệ sinh bằng nhựa đường
Nhựa đường là chất tồn tại dưới dạng lỏng hoặc bán rắn có màu đen và độ nhớt cao. Nhựa đường có mặt trong hầu hết các loại dầu thô và trong một số trầm tích của tự nhiên.
Thành phần chủ yếu của nhựa đường là bitum nên đôi khi nó bị nhầm với hắc ín.
Từ lâu, người ta sử dụng nhựa đường vào trong quy trình xử lý chống thấm nhà vệ sinh. Ngoài ra, nó còn được sử dụng để chống thấm trần nhà và sàn mái.
2.1.1. Ưu điểm của chống thấm nhà vệ sinh bằng nhựa đường
Có thể nhận ra rằng, xử lý chống thấm nhà vệ sinh bằng nhựa đường có nhiều ưu điểm vượt trội:
- Có khả năng bám dính mạnh trong điều kiện thời tiết và khí hậu của Việt Nam
- Tính dẻo dai cao và độ đàn hồi cực tốt
- Khả năng trám bít các khe hở và vết nứt cực kỳ tốt
- Chống chịu được áp lực của nước với khả năng chống thấm tuyệt đối
- An toàn, không độc hại
- Có tuổi thọ cao
2.1.2. Quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng nhựa đường
Để thực hiện cách chống thấm nhà vệ sinh bằng nhựa đường, bạn cần thực hiện theo đúng trình tự như sau:
Bước 1: Vệ sinh bề mặt chống thấm bằng cách sử dụng máy chà nhám, bàn chải sắt và các thiết bị chuyên dụng.
Thực hiện đục hình chữ V sâu khoảng 2cm với những vết lỗ. Sau đó loại bỏ hoàn toàn những tạp chất như bụi bẩn, vữa non hoặc dầu mỡ.
Bước 2: Nấu chảy nhựa đường và quét lên toàn bộ bề mặt bằng con lăn. Sau đó pha thêm một lượng vừa đủ dầu DO cho loãng để nhựa đường có thể thẩm thấu dễ dàng vào mặt bê tông.
Chú ý: Thực hiện khi trời nắng để đạt hiệu quả tốt nhất. Bên cạnh đó cần phủ bạt cho toàn bộ bề mặt sàn để tránh mưa đột ngột trong khi chưa thể quét dầu.
Bước 3: Thi công phủ và láng nhựa đường lên sàn nhà vệ sinh và vách tường theo đúng tiêu chuẩn.
2.1.3. Các lưu ý khi dùng cách chống thấm nhà vệ sinh bằng nhựa đường
Trước khi thi công chống thấm nhà vệ sinh bằng nhựa đường cần đảm bảo làm sạch bề mặt bằng lớp lót Primer gốc nhựa đường.
Nếu bạn sử dụng tấm dán nhựa đường thì phải dán thẳng hàng và không được để cuốn nếp.
Các vạt liền kề dán chồng lên nhau khoảng 10cm, vạn cuối thì dán chồng 15cm. Tại các vị trí giao nhau với tường thì phải dán lên tường 15cm.
Cuối cùng là gia cố các điểm yếu như chân tường giao với sàn nhà, khe lún hoặc cổ ống thoát nước bằng lớp primer gốc nhựa đường.
2.2. Cách chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò
Màng khò nóng chính là một trong những phương pháp chống thấm nhà vệ sinh tốt nhất hiện nay.
Xử lý chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò nóng giúp tăng khả năng chịu nhiệt, tăng độ đàn hồi và chống thấm hiệu quả.
Tuy nhiên, bạn cần ốp lát gạch để bảo vệ màng khò không bị rách. Sau đây, Chống thấm Wapoo sẽ nêu quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò.
2.2.1. Xử lý mặt bằng nhà vệ sinh một cách sạch sẽ
Cần ưu tiên xử lý triệt để các vết nứt, lồi lõm cho thật bằng phẳng. Toàn bộ những nơi kết cấu không chắc chắn hoặc bê tông bị bở phải được loại bỏ.
Sau đó, thay bằng vữa xi măng và cát trộn để tạo độ phẳng cho mặt bằng cần thi công.
2.2.2. Quét keo kết nối
Quét trực tiếp lớp lót kết nối lên bề mặt cần chống thấm bằng lu lăn hoặc chổi sơn. Ngoài ra, bạn có thể dùng máy phun áp lực và chờ đến khi khô.
Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo keo có độ dính vừa phải.
2.2.3. Dán màng chống thấm khò nóng
Sử dụng dầu khò để nung cho lớp keo và màng chống thấm có thể dính được vào nhau tốt hơn. Tiếp theo là dùng lực ép chặt để đảm bảo độ dính giữa keo và màng được tốt nhất.
2.2.4. Bảo vệ lớp màng chống thấm
Khi bạn đã thực hiện đầy đủ các bước nêu trên thì phủ thêm một lớp vữa nữa trên bề mặt màng chống thấm. Lớp vữa này có độ dày ít nhất 2cm.
Cách này sẽ giúp cho bề mặt màng chống thấm đã hoàn thiện được bảo vệ một cách tốt nhất.
Mặt khác nó còn giúp kéo dài tuổi thọ của lớp màng chống thấm. Giúp cho lớp màng này không bị xé rách hoặc bong tróc trong quá trình sử dụng.
2.2.5. Một số vị trí trong nhà vệ sinh cần thường xuyên kiểm tra
Với cách chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò nóng như trên, bạn cần lưu ý một số vị trí dễ thấm cần được kiểm tra thường xuyên, đó là:
- Mặt nền nhà vệ sinh
Nhà vệ sinh hiện nay đa phần đều được lát gạch. Nếu như độ dốc của sàn không tốt hoặc gạch không kín thì nước sẽ dễ dàng thấm qua.
Đặc biệt là áp dụng các cách chống thấm nhà vệ sinh tầng 2 trở lên, bạn cần chú ý để không làm ảnh hưởng đến những tầng dưới.
Nên dùng keo chít mạch chất lượng tốt khi ốp tường hoặc lát gạch nhà vệ sinh.
- Cổ ống thoát sàn
Vị trí cổ ống rất dễ bị thấm dột vì nước có thể ngấm vào xung quanh miệng cổ ống rồi đi vào bên trong.
Chính vì vậy, bạn cần chú ý đến những vị trí quan trọng này nếu có vấn đề gì xảy ra phải lập tức quấn băng trương nở quanh chu vi ống.
- Hệ thống đường ống nước
Đây cũng là một trong những vị trí mà bạn cần đặc biệt quan tâm và gia cố vững chắc.
Trên đây là quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò nóng mà bạn có thể áp dụng cho ngôi nhà của mình.
3. Cách chống thấm nhà vệ sinh bằng các sản phẩm chống thấm chuyên dụng
3.1. Xử lý chống thấm nhà vệ sinh bằng bột chống thấm chuyên dụng WP - CAXI3
Hỗn hợp WP - CAXI3 do Chống thấm WAPOO nghiên cứu và sản xuất. Sản phẩm này cần kết hợp với xi măng pooc lăng sẽ tạo thành cấu trúc chống thấm với những tính năng ưu việt như sau:
- Chèn lấp vào các khe hở, lỗ trống, mao dẫn bên trong hoặc trên bề mặt bê tông nhằm ngăn chặn nước thấm sâu vào kết cấu bê tông.
- Thành phần gồm: Polymer và bột khoáng nên vô cùng an toàn với sức khỏe người sử dụng.
Sử dụng WP - CAXI3 là một trong những phương pháp chống thấm nhà vệ sinh tốt nhất được nhiều nhà thầu và đội thợ chống thấm khuyên dùng.
Ưu điểm của nó là giá thành rẻ và sử dụng được ở nhiều vị trí khác nhau.
3.1.1. Hướng dẫn chống thấm sàn nhà vệ sinh bằng sản phẩm WP - CAXI3
Quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng bột chống thấm chuyên dụng WP - CAXI3 được tiến hành như sau:
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công chống thấm nhà vệ sinh
Bề mặt thi công cần được vệ sinh sạch sẽ bụi bẩn, vữa thừa hoặc dầu mỡ (nếu có).
Sau đó, bạn tạo ẩm cho bề mặt thi công đến mức bão hòa nhưng tuyệt đối không để đọng nước.
Bước 2: Tỷ lệ trộn
Bột tổng hợp WP - CAXI3 cần kết hợp với xi măng pooc lăng theo tỉ lệ 3:2 = WP- CAXI3 : Xi măng
Tiếp đó là trộn đều hỗn hợp với nước sao cho đạt độ sệt khi thi công.
3.1.2. Phương pháp thi công chống thấm nhà vệ sinh bằng WP - CAXI3
Đầu tiên, quét một lớp hồ dầu làm chất kết nối.
Sau đó, dùng rulo lăn hoặc chổi quét theo các chiều ngang và dọc thật kỹ để phủ kín bề mặt và tăng độ bám dính.
Lưu ý là nên thi công khi lớp hồ dầu còn ướt.
Sau từ 2h - 4h là bạn có thể thi công lớp chống thấm tiếp theo. Nếu bề mặt cần chống thấm quá khô thì có thể tưới ẩm.
Đối với dạng vữa: có thể thi công độ dày lớp vữa theo nhu cầu.
Lưu ý: Để đạt hiệu quả tốt nhất, cần sử dụng vữa chống thấm WP - CAXI3 với vải gia cường hoặc lưới thủy tinh.
Sau 7 ngày vữa khô mới có đảm bảo khả năng chống thấm.
3.2. Cách chống thấm nhà vệ sinh bằng chất chống thấm sàn WP - NANO
WP- NANO là chất chống thấm đa năng, được dùng kết hợp với xi măng và cát tạo thành vữa chống thấm với nhiều ưu điểm vượt trội:
- Có độ dẻo cao
- Độ đàn hồi tốt
- Chịu được áp lực của nước và không bị ăn mòn
- Độ bám dính tốt nên tạo thành màng bảo vệ chống lại quá trình cacbonat hóa
- Dễ thi công và an toàn với sức khỏe của con người
Đặc biệt sản phẩm này có thể kết hợp với vải hoặc lưới thủy tinh để tăng khả năng chống thấm.
>>>Xem thêm: Thông tin chi tiết sản phẩm Ở ĐÂY
3.2.1. Quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng chất chống thấm sàn WP - NANO
Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt thi công để loại bỏ hết bụi bẩn và cát vữa thừa. Tẩy bỏ các vị trí mà kết cấu bị yếu. Sau đó trám trét tạo bề mặt thật bằng phẳng để chuẩn bị chống thấm.
Khi sử dụng dạng vữa chống thấm WP - NANO:
- Trộn sản phẩm chống thấm sàn WP - NANO với nước theo tỉ lệ 1 WP - NANO : 1 nước (A)
- Trộn hỗn hợp vữa xi măng cát theo tỉ lệ 4,5 xi măng : 5,5 cát đã sàng (B)
- Cuối cùng là pha hỗn hợp (A) vào hỗn hợp (B) theo tỉ lên 2(A) : 1,5(B)
Tạo ẩm bề mặt thi công chống thấm nhà vệ sinh ở mức bão hòa mà không để nước đọng lại. Sau đó dùng lu lăn hoặc chổi quét kỹ theo chiều ngang và dọc.
Thời gian thi công lớp chống thấm sau cách lớp chống thấm trước từ 2 - 4h. Cần quét tối thiểu 2 lớp để đạt khả năng chống thấm tốt nhất.
Lưu ý là nên tạo ẩm bề mặt trước khi quét lớp chống thấm tiếp theo.
Cách chống thấm nhà vệ sinh bằng WP - NANO tương đối hiệu quả, chi phí thấp và dễ thi công.
3.2.2. Dùng riêng chống thấm sàn WP - NANO với vải và lưới thủy tinh
Tại vị trí góc cạnh hoặc nơi tường tiếp giáp: cần vệ sinh sạch sẽ bề mặt tường và sàn nhà với bề rộng tối thiểu là 20cm.
Quét một lớp WP - NANO phủ rộng khoảng 20cm mỗi bên. Sau đó đặt vải hoặc lưới thủy tinh có chiều rộng không dưới 20cm lên và để cho vải ở trên hai bề mặt tiếp giáp.
Sau đó, quét tiếp lớp chống thấm thứ 2 lên vải và lưới thủy tinh. Trường hợp chống thấm các vết rạn nứt cũng có thể làm tương tự.
- Thi công trên bề mặt phằng
Khi quét sản phẩm WP - NANO tới đâu, ta có thể phủ thêm vải và lưới thủy tinh theo tới đó đồng thời quét phủ lên luôn.
Chú ý dặm vá kỹ để vải và lưới thủy tinh được thẩm thấu hết sản phẩm chống thấm, tránh xuất hiện bọt khí.
Có thể quét nhiều lớp tùy vào nhu cầu sử dụng nhưng phải đạt điều kiện là lớp trước đã khô.
- Trường hợp chống thấm ở các cổ ống
Tẩm ướt vải gia cường khổ rộng từ 15 cm - 20cm bằng chất chống thấm sàn WP - NANO.
Cuốn quanh cổ ống từ 2 - 3 vòng sao cho lớp vải phủ trên cổ ống tối đa là 5cm. Trong khi phần còn lại được dán dưới sàn bê tông.
Sau đó, quét 1 lớp sản phẩm WP - NANO nữa và để khô.
Có thể quét nhiều lớp để tăng khả năng chống thấm với điều kiện lớp trước đó đã khô.
3.2.3. Những lưu ý khi sử dụng cách chống thấm nhà vệ sinh bằng WP - NANO
Nếu được hỏi chống thấm nhà vệ sinh loại nào tốt thì WP - NANO là sản phẩm bạn có thể lựa chọn ngay lập tức.
Bởi phương pháp chống thấm nhà vệ sinh này tương đối an toàn, giá cả hợp lý và hiệu quả chống thấm lâu dài.
Hơn thế nữa, bạn có thể sử dụng WP - NANO cùng hỗn hợp vữa xây trát theo tỉ lệ 5% để tăng khả năng chống thấm cho tường nhà.
3.3. Cách chống thấm nhà vệ sinh bằng sơn chống thấm WP - PU
WP - PU là hợp chất polymer dạng polyurethane một thành phần với các tính năng nổi bật như:
- Chịu axit và kháng kiềm
- Cường độ bám dính tốt
- Đi lại được trên bề mặt
- Có thể dùng làm sơn màu phủ lộ thiên
- Nhanh khô và được ứng dụng trên nhiều bề mặt vật liệu
3.3.1. Kỹ thuật chống thấm nhà vệ sinh bằng WP - PU
Đầu tiên, bạn cần vệ sinh sạch sẽ bụi bẩn, vữa thừa có trên bề mặt. Dùng máy hút bụi công nghiệp và máy chà nhám để tẩy sạch các tạp chất nếu có.
Quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng WP - PU tương đối đơn giản. Vì sản phẩm này không cần trộn với xi măng mà có thể dùng riêng để chống thấm.
Hơn thế nữa, nó còn được dùng làm lớp phủ lộ thiên và tạo lớp phủ màu chống thấm.
3.3.2. Cách chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả bằng WP - PU
Cần thi công chống thấm nhà vệ sinh bằng WP - PU tối thiểu 2 lớp bằng chổi, lu lăn hoặc máy phun sơn.
Ở vị trí góc cạnh của tường hoặc những vết nứt lớn nên kết hợp WP - PU với vải gia cường hoặc lưới thủy tinh.
Điều này sẽ góp phần tăng cường độ bám dính và khả năng kháng xé, đâm xuyên của sản phẩm.
Bạn cũng có thể pha thêm từ 3 - 5% nước để phù hợp với mục đích sử dụng hoặc trong điều điều kiện thời tiết quá khô hanh.
4. Chống thấm Wapoo - Đơn vị chống thấm nhà vệ sinh tốt nhất hiện nay
Tự hào là công ty chống thấm uy tín với gần 15 năm kinh nghiệm, Chống thấm WAPOO luôn đưa ra những biện pháp xử lý chống thấm nhà vệ sinh tối ưu, tiết kiệm chi phí mà vẫn đạt hiệu quả tuyệt đối cho quý khách hàng.
Cách chống thấm nhà vệ sinh tầng 2 lại khác tầng 1 hay các vật liệu chống thấm nhà vệ sinh phù hợp với nhu cầu của khách hàng đều được chúng tôi tư vấn một cách tận tình.
Còn chần chừ gì nữa mà không gọi ngay đến Hotline: 0867 833 866 - 0346 833 866 để được tư vấn ngay hôm nay.
>>>Xem thêm: Cách chống thấm trần nhà đơn giản, hiệu quả